Giải thưởng - LHP

Vì sao tính đa dạng mới cứu được Oscar

04/03/2012

Giải thưởng Viện Hàn lâm là một vấn đề. Tối 24/2/2012 diễn ra rập theo kế hoạch. Dujardin, The Artist và Hazanavicius. Và chuyện là ở đấy.

Tác giả viết bài này trước cả khi buổi lễ diễn ra. Với những ai rất quan tâm đến mùa giải thưởng, nó khá nhàm. Sáng ngày 24/2, The Miami Herald đăng một bài rất hay của Rene Rodriguez về việc Viện Hàn lâm đã quản lý tồi khiến Oscar trở thành một giải không thỏa đáng như thế nào. Luận điểm chính của Rodriguez là giải đã trở nên quá dễ tiên đoán đến độ, thay vì hào hứng và hồi hộp, chương trình đã gây nên chỉ trích và sự nhàm chán cho người xem. Điều này không hoàn toàn đúng. Tác giả biết rất nhiều người viết trong lĩnh vực giải trí sống trong một sự huyễn hoặc với những nhà chuyên nghiệp và bạn bè quá ám ảnh về nền công nghiệp điện ảnh như họ. Nhưng điều này không là thực tiễn với đa số trong 40 triệu người mở tivi lên xem phát sóng trực tiếp buổi lễ. Hầu hết số khán giả đó chưa từng nghe nói đến hoặc chưa từng xem cả đống phim được đề cử đó. Họ mở tivi xem buổi lễ, xem các ngôi sao ăn vận hào nhoáng và bảo chúng ta biết ai sáng tạo những bộ quần áo đó, xem một số đoạn trích từ một số phim mà họ định thuê trong những tháng tới – thế thôi. Họ cứ nghe mãi về bộ phim này, The Artist, thực ra là gì vậy?

Hai ngày trước lễ trao giải Oscar, tác giả bài viết dự một buổi tiệc gia đình. Tác giả trò chuyện với những người thân và bạn bè đã lên kế hoạch xem lễ trao giải. Họ hỏi tác giả nghĩ gì. Tác giả nói có thể sẽ xem buổi phát sóng đó dù chắc sẽ là một chương trình buồn chán; rằng quá dễ dự đoán và, nói chung, 2011 là một năm ít phim hay. Những gì tác giả nói khiến họ có chút bất ngờ. Và đây là một sự nhắc nhở rằng chính chúng ta – những người điên rồ – ám ảnh và suy luận khoa học từ một thứ không khoa học ngay từ đầu – giờ ngày càng gia tăng chỉ trích. Tỷ suất xem đài chương trình lễ trao giải Oscar đang teo tóp không chỉ là kết quả của tính dễ dự đoán, mà còn là kết quả của việc sản xuất chương trình dưới chuẩn và thiếu những phim được nhiều người biết đến. Còn lại là những thứ mà người trong nghề ám ảnh mà không ai biết tới, hay là quan tâm tới.

Từ trái qua: Dujardin nhận Oscar Nam diễn viên chính xuất sắc; đạo diễn Hazanavicius
nhận Oscar Đạo diễn xuất sắc và poster phim
The Artist - Phim xuất sắc

Nói công bằng, tác giả nghĩ rằng Viện Hàn lâm ít nhất cũng đã cố gắng khắc phục vấn đề sau bằng cách tăng số phim được đề cử. Đấy không phải là một nỗ lực không đáng kể về phía họ. Nhưng vấn đề lớn hơn tồn tại dai dẳng trong tính dễ dự đoán của giải vì cơ cấu dân số trong bộ máy bầu chọn là quá uể oải và không sáng tạo và vì thế dễ dàng dự đoán.

Thử lấy vấn đề giới tính mà một bài trên tờ Los Angeles Times và điểm then chốt của vấn đề này trở nên rõ ràng ràng. Bài báo tập trung vào chỉ một vấn đề ai đại diện trong Viện Hàn lâm Khoa học và Điện ảnh khi bỏ phiếu kín. Trong những từ ngữ của Dennis Green những nhà bầu chọn là những người mà chúng ta đã nghĩ: cao tuổi, da trắng. Rất nhiều nam giới cao tuổi, da trắng.

“Gần 94% nhà bầu chọn Oscar là người da trắng và 77% là nam.”

Tác giả ngờ rằng chẳng ai ngạc nhiên biết ra người da trắng lại chiếm một tỷ lệ bất công kỳ cục đến thế trong cơ quan bầu chọn này. Thiểu số là đại diện không đúng mức cho các hiệp hội, phim ảnh và bộ phận trong nền công nghiệp này, thế nên người này làm theo người kia thôi. Nhưng con số 77% là nam giới mới khiến tác giả bị sốc, thực tình là vậy. Chỉ có 23% tổng số nhà bầu chọn Oscar là nữ thôi sao? Chưa được 30% là nữ sao? Chà. Trong sự ấu trĩ của mình, tác giả cứ tưởng Hollywood thì khác với chính phủ chứ. Nhưng đây là một sự thật căn cơ: nam giới già nua, giàu có điều khiển việc này.

“Những nhà bầu chọn Oscar có độ tuổi trung bình là 62, nghiên cứu cho biết. Người dưới 50 chỉ chiếm có 14% thành viên.”

Không phải là bài kích người cao tuổi. Tác giả nghĩ rằng người cao tuổi rất tuyệt vời. Và đôi khi, người trẻ hơn (cứ cho là từ 20 đến 49 tuổi là “trẻ hơn” đi để tác giả thấy dễ chịu) có thể rất, rất ngu xuẩn. Cho nên điều quan trọng là chúng ta có sự thông thái do tuổi tác đưa chúng ta trở lại trái đất. Tác giả chỉ không chắc rằng những người cao tuổi đại diện được cho những mối quan tâm chính của cuộc sống, hơi thở của dân số, đặc biệt là hơi thở và cuộc sống của một bộ phận dân số quan tâm mạnh mẽ đến nghệ thuật.

Clint Eastwood có phim hay nhất khi bước sang tuổi 62 với Unforgiven năm 1992

Hầu hết nghệ sĩ lớn không đạt đỉnh cao ở tuổi 62. Ở tuổi đó niềm đam mê không còn. Tất nhiên có những ngoại lệ. Clint Eastwood đã nổi bật từ tuổi rất sớm, và phim hay nhất của ông đến khi ông bước sang tuổi 62 với Unforgiven năm 1992. Phim của Martin Scorsese ngày nay vẫn tràn đầy sức sống như những phim thập niên 70. Nhưng hôm nay không ai kỳ vọng Scorsese làm được một phim hay hơn Raging Bull hoặc Taxi Driver (ông đã cố gắng có được Goodfellas trước khi bước sang tuổi 50). Không ai kỳ vọng Spielberg làm một phim hay hơn Jaws, Raiders of the Los Ark hay Schindler’s List. Đây là đấu trường của người trẻ hơn. Mà chỉ có 23% là phụ nữ.

Với khán giả cũng vậy. Không có luật “áp dụng chung cho tất cả”, nhưng tác giả lập luận rằng phần đông khán giả lớn tuổi hơn ít tìm kiếm cái gì khác biệt, cách tân bằng tìm kiếm cái gì thỏa mãn hơn và – đây mới là vấn đề thực sự – an ủi nhất. Sử dụng từ “an ủi” tác giả không có ý nói chủ đề phim là quan trọng hay là có kết thúc buồn. Kết thúc buồn cũng có thể là an ủi vậy. Tác giả muốn nói tới những kỳ vọng về một phim đoạt giải Oscar phải là thế nào cũng như ngôn ngữ điện ảnh, thách thức và trải nghiệm thế nào với người xem. Nếu bạn muốn một ví dụ cho điều tác giả đề cập, hãy xem xét một số phim lỡ làng Oscar bao năm qua.

Raiders of the Lost Ark thất bại trước Ghandi

Như những dự đoán đã có đến nay, chứng kiến Raiders of the Lost Ark thất bại trước Ghandi. Vấn đề thực sự là Viện Hàn lâm không cảm thấy thoải mái trao giải Oscar cho Spielberg và Raiders vì họ cho rằng chưa đủ tầm (lúc đó) để đảm bảo danh tiếng Oscar. Một sự ca ngợi dành cho loạt phim hạng B nhiều phần là phim đoạt giải Oscar ư? Không thể nào.

Một ví dụ phức tạp hơn là Ordinary People hạ gục Raging Bull. Bây giờ tác giả muốn làm rõ điều này: phim ảnh, tất nhiên, là chủ quan và tác giả không nói rằng thích Ghandi hơn Raiders hay thích Ordinary People hơn Raging Bull là không đúng. Tác giả chỉ tập trung vào việc những chọn lựa đó dễ đoán trước như thế nào và tại sao Ordinary People đã đoạt giải Phim xuất sắc còn Raging Bull thì không lại dễ hiểu đến vậy. Không phải Raging Bull quá khổ sở thất vọng. Ý tác giả là, Ordinary People khá đau khổ. Tuy nhiên, vấn đề là cả hai phim xử lý cùng một chủ đề sầu muộn này hoàn toàn khác nhau.

Ordinary People Raging Bull có cùng chủ đề khổ đau sầu muộn
nhưng cách giải quyết hoàn toàn khác nhau

Ordinary People cho chúng ta một khoảnh khắc nhẹ nhõm. Chúng ta có thể lấy khăn tay lau nước mắt và có chút khuây khỏa – thậm chí là chút thích thú – khi Mary Tyler Moore được đóng gói gửi đi. Đây là một phim vừa thấy vui vừa thấy buồn, một trải nghiệm cảm xúc hoàn chỉnh. Raging Bull, cứ chẹt tay lên ngực bạn; và không cột lại bằng cảm xúc (không tệ mà cũng không tốt và tác giả nghĩ rằng nhiều nhà phê bình cho là vậy).

Nhà bầu chọn Oscar đầu tư vào nhân vật của Ordinary People và bộ phim xuyên suốt đến tận kết thúc – mặc dù chắc chắn là một liều giảm đau – ít ra là xuyên suốt đến một kết quả thỏa mãn cảm xúc. Cảm giác viên mãn, trong khi Raging Bull thì phức tạp hơn – tốt hơn hoặc xấu hơn. Jake LaMotta là có thật và bi thảm và anh ta vẫn ở đó, bị đánh gục và cô độc, khước từ một kết thúc có hậu vì anh ta xổ toẹt mọi cơ may về một cuộc sống thanh cao mà anh đã có. Nhân vật chính của chúng ta không hề học những bài học của anh. Công lý đã thực thi, nhưng không có sự nhẹ nhõm vì nhân vật chính diện cũng là phản diện. Không có kẻ xấu trong Raging Bull mà chỉ có bản thân Jake LaMotta. Chúng ta bị bỏ mặc với bức khắc họa đẹp đẽ mà u buồn về một người đàn ông tự lừa dối mình để có hạnh phúc và chúng ta cảm thấy thích anh cũng lừa chúng ta luôn. Đây không phải là một trải nghiệm đem lại niềm an ủi. Tác giả có thể thấy mình sẵn lòng gối đầu lên gối mà mơ về một thế giới trong đó Mary Tyler Moore nhận lấy sự trừng phạt của cô ta. Có thể, nếu già hơn, tác giả sẽ muốn dành ít thời gian sống với ác mộng hối tiếc như Jake LaMotta.

Tác giả nghĩ rằng những người mê phim trẻ hơn xem những phim như The King’s Speech là đương nhiên, bỏ qua nó một cách yên tâm. Viện Hàn lâm thì quá dễ khi trao Oscar cho một nội dung như thế. Tác giả không có The King’s Speech trong danh sách tốp 10 hay bất cứ gì khác của mình, nhưng thán phục bộ phim và bất cứ khi nào nói về nó với những người mê phim khác lại nhận được những cái nhướng mày hay cười nhếch mép nên tác giả cảm thấy phim này – và Ordinary People – (một phim đoạt Oscar khác mà tình cờ tác giả cũng thích) cần được bênh vực ở đây. Tác giả nghĩ những phim này có chung cấu tạo gen, khiến chúng ta quá chỉ trích, quá mổ xẻ và và thiển cận khi chúng ta đối mặt với những phim mà chúng ta biết rằng thế hệ cha mẹ mình chắc chắn sẽ thích. Tác giả nghĩ rằng bức tường tương tự được dựng lên với nhà bầu chọn Oscar khi đối mặt với những phim như Raiders, E.T., Inception hay The Dark Knight y như đám đông trẻ hơn dội ngược với The King’s Speech hay The Artist.

Và đấy là lý do tại sao sự đa dạng lại quan trọng trong bộ máy bầu chọn. Nam giới cao tuổi da trắng sẽ cứ tiếp tục bầu chọn những phim phù hợp với sự nhạy cảm của người da trắng cao tuổi. Một người đàn ông da trắng trẻ sẽ tiếp tục bỏ phiếu cho phim nào phù hợp với anh ta còn phụ nữ trẻ da màu sẽ bầu cho phim phù hợp với cô. Có lẽ ở đâu đó trên đường đi tới, khi Viện Hàn lâm thực sự đa dạng hóa, ý niệm về một phim đoạt giải Oscar trông như thế nào và cảm giác như thế nào sẽ thay đổi. Hay tốt hơn nữa là, biết đâu chúng ta sẽ không bao giờ có ý niệm về một phim đoạt giải Oscar nên như thế nào, khiến cho toàn bộ giải thưởng này trở nên khó đoán hơn. Phải vậy mới được.

Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Film.com


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi