Giải thưởng - LHP

Caesar Must Die đoạt giải Gấu vàng của Liên hoan phim Berlin

22/02/2012

Phim truyện – tài liệu Caesar Must Die của hai đạo diễn Italia kỳ cựu Paolo và Vittorio Taviani đã bất ngờ đoạt giải Gấu vàng năm nay. Giải thưởng này được trao cùng các giải thưởng chính khác của Liên hoan phim Berlin vào ngày 18/2 vừa qua tại Berlinale Palast.

Caesar Must Die, do Rai Trade phân phối trên toàn thế giới, là phim Italia đầu tiên đoạt giải thưởng cao quý nhất của Berlinale kể từ năm 1991 khi Marco Ferreri đem về giải Gấu vàng với House of Smiles. Tác phẩm cũng nhận được giải thưởng của ban giám khảo quốc tế.

Đạo diễn Vittorio (bên phải) và Paolo Taviani nhận giải Gấu vàng

Tuy nhiên, trong thời gian liên hoan, đạo diễn người Đức Christian Petzold được giới phê bình ưu ái, nhiệt liệt dự đoán sẽ đoạt giải thưởng cao quý nhất với phim tâm lý Barbara, đạo diễn người Thụy Sĩ Ursula Meier cũng được coi là ứng cử viên tiềm năng với bộ phim Sister kể về cậu bé 12 tuổi sống cùng người chị thất nghiệp ở gần một khu trượt tuyết xa hoa.

Tại lễ trao giải, ban giám khảo quốc tế do đạo diễn người Mỹ kỳ cựu Mike Leigh đứng đầu đã trao Petzold giải Gấu bạc cho Đạo diễn xuất sắc nhất – nữ diễn viên Nina Hoss từng nhận giải Gấu bạc với vai chính trong phim Yella của ông năm 2007 – còn Meier nhận giải Gấu bạc đặc biệt.

Giải Gấu bạc về diễn xuất ghi nhận hai diễn viên đang ở buổi đầu của sự nghiệp: giải Gấu bạc cho Nữ diễn viên xuất sắc nhất thuộc về nữ diễn viên nghiệp dư 15 tuổi người Conggo Rachel Mwanza với sự khắc họa một người lính thiếu niên trong phim War Witch (Rebelle) của Kim Nguyen, còn giải Gấu bạc cho Nam diễn viên xuất sắc nhất vào tay Mikkel Boe Fölsgaard, hiện đang là sinh viên trường Sân khấu Quốc gia Đan Mạch, với vai diễn trong phim A Royal Affair của Nikolaj Arcel.

Giải Gấu bạc về diễn xuất được trao cho hai diễn viên trẻ Rachel Mwanza và Mikkel Boe Fölsgaard

Ngành điện ảnh Đức có nhiều lý do để ăn mừng ngoài giải Gấu bạc của Petzol: nhà quay phim người Đức Lutz Reitemeier nhận giải Gấu bạc cho Thành tựu nghệ thuật nổi bật với đóng góp của ông trong bộ phim Trung Quốc Bạch lộc nguyên, các giải thưởng khác của ban giám khảo quốc tế - giải Gấu bạc Grand Prix thuộc về Just The Wind của Bence Fliegauf, giải Gấu bạc cho Kịch bản xuất sắc nhất thuộc về đạo diễn của A Royal Affair Arcel và đồng tác giả kịch bản Rasmus Heisterberg, còn giải Alfred Bauer cho Tác phẩm cách tân được trao cho Tabu của Miguel Gomes – nhấn mạnh vị thế được duy trì của nước Đức trong việc là nhà đồng sản xuất quốc tế vì tất cả các bộ phim trên được thực hiện với các nhà đồng sản xuất người Đức và nhờ nguồn công quỹ Đức.

Trong khi đó, ban giám khảo của giải Phim truyện đầu tay xuất sắc nhất, bao gồm nam diễn viên kiêm đạo diễn người Mỹ Matthew Modline, trao giải thưởng trị giá 50.000 Euro cho tác phẩm trong hạng mục Generation Kplus Kauwboy của Boudewijin Koole, cũng là quán quân Giải thưởng lớn của Deutsches Kinderhilfswerk từ ban giám khảo quốc tế của hạng mục Generation Kplus. (Giải Gấu pha lê cao quý nhất trong hạng mục này thuộc về Arcadia).

Các giải thưởng khác do các ban giám khảo độc lập trao tặng bao gồm giải FIPRESCI của Liên đoàn Quốc tế các nhà phê bình phim cho các bộ phim công chiếu trong các hạng mục tranh giải (Tabu), Panorama (Atomic Age) và Diễn đàn (Hemel); giải NETPAC thuộc về Modest Reception của Mani Haghighi; giải Dialogue en Perspective thuộc về Marten Persiel với This Ain’t California kể về các tay trượt ván ở Đông Đức cũ; còn giải CICAE thuộc về tác phẩm trong hạng mục Panorama của Faouzi Bensaidi Death For Sale và bộ phim trong hạng mục Diễn đàn của Yang Yonghi mang tựa đề Our Homeland.

Berlinale Palast

Giải thưởng của khán giả hạng mục Panorama thuộc về The ParadeMarina Abramovic The Artist Is Present.

Ngoài ra, giải Teddy lần thứ 26 – được tổ chức tại một phần sân bay cũ Tempelhof vào tối ngày 17/2 – chứng kiến Keep The Lights On của IraSachs nhận giải Phim truyện xuất sắc nhất, trong khi Call Me Kuchu của Malika-Zouhali Worrall và Katherine Fairfax Wright được vinh danh Phim tài liệu xuất sắc nhất. Các giải thưởng danh dự được trao cho nhà làm phim kỳ cựu Ulrike Ottinger và nghệ sĩ đường phố Mario Montez.

Giữ đúng tinh thần truyền thống của mình, Liên hoan phim Berlin năm nay chứng tỏ là một trong những liên hoan có vị thế nhất trong những năm gần đây với việc tập trung vào nhiều bộ phim về sự quá độ ở nhiều quốc gia và xã hội.

Tuy nhiên, giám đốc liên hoan Dieter Kosslick được lợi nhiều từ dòng chảy không ngừng các ngôi sao quốc tế tới Berlin nhằm đem lại sự hào hoa và quyến rũ cần thiết.

Trong khi tuần đầu tiên nằm chắc trong tay của Angelina Jolie – một số người bông đùa đã gọi liên hoan phim Berlin lần thứ 62 là “Angelinale” hay “Jolienale” – và huyền thoại Bollywood Shah Rukh Khan, quyền lực ngôi sao tăng lên khi Meryl Streep đến nhận giải Gấu vàng danh dự vào tối 14/2, bổ sung thêm cùng giải Kamera mà cô đã nhận được tại Berlinale năm 1999. Và sự hiện diện của ngôi sao Twilight Robert Pattinson ở cuối liên hoan lại gây xôn xao những người theo dõi nhân vật nổi tiếng mặc dù giới hâm mộ nữ của anh có thể bị sốc đôi chút khi chứng kiến Pattinson xuống tóc thành kiểu đầu trọc trong buổi khởi chiếu phim Bel Ami hôm 17/2.

Danh sách đầy đủ những người thắng cuộc các giải thưởng của ban giám khảo chính thức cũng như các ban giám khảo độc lập của liên hoan phim Berlin được đăng tải tại trang web http://www.berlinale.de.

Dịch: © Xuân Hoa @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Screen Daily


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facegauvangok của chúng tôi