Tin tức

Parasite của Bong Joon Ho làm nổi bật ám ảnh học hành cao ở Hàn Quốc

19/02/2020

Biến đổi kinh tế và công nghệ đáng chú ý và chưa từng có của Hàn Quốc sau Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) thường được các nhà quan sát và sử gia gọi là “Kỳ tích sông Hàn”.

Đất nước này đã vươn lên từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới sau Chiến tranh Triều Tiên trở thành nền kinh tế lớn thứ 12 trên thế giới và thứ tư ở châu Á. Hàn Quốc cũng trở thành một trong những quốc gia công nghệ tiên tiến nhất trong một khoảng thời gian ngắn.

Gia đình ông Kim gấp hộp đựng bánh pizza kiếm tiền

Thay đổi của Hàn Quốc là kết quả của việc đẩy mạnh giáo dục và đạo đức làm việc, tinh thần kinh doanh, chủ nghĩa thực dụng, lòng nhiệt thành dân tộc, hy sinh cá nhân và tập thể, và nhấn mạnh vào hiệu quả trong một môi trường cạnh tranh cao xuyên suốt nền văn hóa.

Trong nhiều thế kỷ, nhưng nhiều hơn kể từ những năm 1980, người Hàn đã đặt giá trị cao cho giáo dục. Nói chung, như ở hầu hết các quốc gia, người Hàn coi giáo dục là con đường dẫn đến an ninh tài chính, thịnh vượng kinh tế và uy tín. Một số người coi đó là cách thoát nghèo, số khác coi là cách duy trì hoặc cải thiện vị thế kinh tế xã hội của họ.

Ở Hàn Quốc, những niềm tin này được tăng cường bởi văn hóa cạnh tranh. Do đó, các gia đình – cả thu nhập thấp và thu nhập cao – đều chi cực kỳ nhiều tiền cho giáo dục tư nhân dưới hình thức học viện hoặc “nhồi nhét” và các gia sư riêng.

Park Seo Joon trong cảnh quay vai cameo là người bạn sắp đi Mỹ du học, để lại mối dạy thêm cho con trai lớn nhà Kim

Rõ ràng, các gia đình giàu có chi nhiều tiền cho gia sư dạy kèm hơn các gia đình có nguồn lực hạn chế. Các gia đình nghèo thường phải vay tiền hoặc dành tiền tiết kiệm hưu trí của họ trong một nỗ lực vô ích để san bằng sân chơi và mang lại cho con cái họ một lợi thế cạnh tranh.

Một ví dụ điển hình là gia đình Kim thuộc tầng lớp lao động được miêu tả trong bộ phim Parasite của Bong Joon Ho. Cô con gái không được nhận vào chương trình nghệ thuật tại trường đại học. Việc cô đã cố gắng để được nhận vào đại học cho thấy ngay cả một gia đình có thu nhập thấp cũng sẵn sàng hy sinh các nguồn lực hạn chế của họ để con cái được học đại học.

Anh trai cô, cũng đã cố gắng không thành công để vào đại học, có một người bạn tốt sẽ đi Mỹ du học. Suy cho cùng, đó là cậu con trai của cha mẹ giàu có, những người vẫn sẽ chiếm ưu thế trong tìm kiếm việc làm vì lợi thế quyết định mà anh sẽ có được từ nền giáo dục ở nước ngoài, điều mà nhà Kim không thể có được.

Con trai lớn nhà Kim, Gi Woo (Choi Woo Shik, trái) tiếp quản công việc làm gia sư cho nhà giàu

Do nhấn mạnh vào giáo dục từ những năm 1980, Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tỷ lệ biết chữ cao nhất thế giới. Năm 2017, quốc gia này có tỷ lệ tốt nghiệp trung học cao nhất trong số các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) trong nhóm tuổi 25-34, ở mức 98%. So sánh, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông của OECD là 85%.

Việc nhấn mạnh này cũng áp dụng cho giáo dục đại học. Tỷ lệ người Hàn Quốc ở độ tuổi 25 đến 64 với bất kỳ mức độ sau trung học nào đã tăng gấp đôi từ năm 2000 đến 2017, từ 24% lên 48%. Hơn nữa, trong năm 2017, 69,8% học sinh tốt nghiệp trung học tiếp tục học đại học, so với mức trung bình của OECD là 41%.

Việc “dân chủ hóa ở giáo dục bậc cao” đã tạo ra một thời kỳ lạm phát mức độ và thặng dư người đủ tiêu chuẩn cho các công việc cổ cồn xanh và trắng. Tình huống này không chỉ tồn tại ở tú tài, mà còn ở cấp độ thạc sĩ và tiến sĩ. Do đó, những người trẻ tuổi ở Hàn Quốc đang thấy sân chơi không được san bằng. Tất cả sự hy sinh của cá nhân và gia đình về tiền bạc, thời gian và công sức là không đủ để đảm bảo một công việc tương xứng với trình độ học vấn của họ.

Gi Jeong (Park So Dam, phải), con gái thứ nhà Kim, không được nhận vào chương trình nghệ thuật tại trường đại học, trở thành gia sư mỹ thuật...

Thị trường việc làm đã trở nên cạnh tranh đến mức ngay cả một số sinh viên từ các trường đại học hàng đầu cũng chật vật đảm bảo có công việc tại một tập đoàn lớn. Tình hình thị trường việc làm, cũng như bất bình đẳng xã hội rõ rệt, đã khiến một số thanh niên chán nản và từ bỏ quyền bầu cử gọi Hàn Quốc ngày nay là “Địa ngục Joseon”.

Thuật ngữ này về cơ bản bác bỏ các khía cạnh của xã hội Hàn Quốc khiến một số người trẻ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm cơ hội và hạnh phúc – chẳng hạn cạnh tranh mệt mỏi, hy sinh cá nhân và tập thể, những hứa hẹn không được thực hiện về giáo dục là liều thuốc cho thành công tài chính, giá bất động sản trên trời, và tỷ lệ thất nghiệp cao trong thanh niên.

Đằng sau bộ mặt công chúng của Hàn Quốc – sự hào nhoáng và quyến rũ gắn liền với K-beauty, K-pop và K-drama; cũng như các màn hình công nghệ cao được trưng bày trong các sự kiện thể thao lớn, như Thế vận hội mùa đông PyeongChang 2018 – có một số thách thức ghê gớm lù lù hiện ra.

...cho cậu con trai út gia đình nhà giàu

Một số trong những vấn đề này bao gồm dân số già nhanh nhất trong số các quốc gia OECD và đồng thời tăng chi tiêu cho các dịch vụ xã hội; tỷ lệ sinh giảm liên tục; và nhấn mạnh quá mức về giáo dục đại học đã góp phần tạo ra một thời kỳ lạm phát bằng cấp và tỷ lệ thất nghiệp cao của thanh niên.

Câu hỏi quan trọng là liệu chính phủ Hàn Quốc và xã hội nói chung có chuẩn bị để đối mặt với thêm một phép thử khó khăn bằng cách thiết lập những giải pháp dài hơi cho một tập hợp các điều kiện vô cùng thách thức.

Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: South China Morning Post