Tin tức

Catching Fire và những ngụ ý về nền chính trị Mỹ

11/12/2013

Giống như bất cứ phim về địa ngục trần gian hay nào khác, The Hunger Games vẽ nên một thế giới đáng sợ cộng hưởng với nỗi lo âu của khán giả đương thời, một phiên bản ở thì tương lai của Bắc Mỹ bị phá hủy bởi tình trạng bất bình đẳng về thu nhập, can thiệp mạnh tay của chính phủ và thú mua vui tàn ác.

Tranh cãi xung quanh sự diễn dịch chính trị về tác phẩm bộ ba của tác giả Suzanne Collins đang nóng dần, với việc các nhà tranh luận khuynh tả lẫn khuynh hữu đều cho rằng quan điểm của họ đã được phản ánh trong đó.

Nhân vật Tổng thống Snow độc tài do Donald Sutherland thể hiện

Catching Fire (phát hành ở Việt Nam với tựa Bắt lửa), dựa trên quyển thứ hai của loạt truyện, đưa nữ nhân vật chính khỏe mạnh Katniss (Jennifer Lawrence) và Peeta (Josh Hutcherson) trở về Quận 12 nghèo khổ của họ sau chiến thắng tại Đấu trường sinh tử lần thứ 74, giải đấu đến chết giữa những đứa trẻ được đào tạo để đe dọa cho công chúng đừng chống đối.

Ngay khi họ chuẩn bị xuất phát chuyến diễu hành chiến thắng, ngài Tổng thống Snow độc tài (Donald Sutherland) đến thăm Katniss và giải thích rằng cô đã bất chấp luật lệ của Capital nên cô và Peeta mới có thể sống sót ở Đấu trường sinh tử, cô đã kích động sự nổi loạn và bất ổn.

Khi đưa vào bối cảnh chính trị Mỹ năm 2013, sự nổi loạn đó có lẽ đại diện 99 phần trăm người lên tiếng phản đối giới giàu có hay Đảng Trà phản khán chính quyền đàn áp.

Trên trang web bảo thủ Big Hollywood, tác giả Christian Toto đã chỉ ra những điểm tương đồng giữa chính quyền giả tưởng của Snow và “thời đại Obama”, dẫn các vụ xì-căng-đan NSA và IRS và Obamacare, hành động của các nhà Dân chủ ở Thượng viện để hủy bỏ việc thông qua đạo luật và mối quan hệ giữa chính quyền Obama với báo chí.

“Snow sẵn sàng làm bất cứ điều gì để đạt được ý muốn của mình rõ ràng gợi nhớ quyết định “hạt nhân” bởi những nghị sĩ Dân chủ ở Thượng viện,” Toto viết. “Và cũng rất đáng báo động để xem xét cách nhà nước đáng sợ của Catching Fire thao túng hình ảnh truyền thông đến đám đông khi chính quyền Obama đang vũ trang mạnh mẽ cho báo chí để chắc chắn rằng những mặt tốt được nói đến liên tục.”

Tổng thống Snow gặp gỡ người thắng cuộc Đấu trường sinh tử

Trên trang web GoLocalProv.com, nghị sĩ Cộng hòa của Rhode Island Travis Rowley đã hưởng ứng một vài quan điểm trên, xem nhà nước của Snow là “một chính thể chuyên chế hoàn toàn có thể tưởng tượng được. Mềm mỏng ban đầu. Và sau đó càng ngày càng thô bạo… Phù hợp một cách lý tưởng với quyền lợi của Đảng Trà.”

Nhưng Sutherland, người đóng vai Snow, là một người khuynh tả cả đời nói với báo Guardian của Anh rằng ông hy vọng bộ phim có thể tạo cảm hứng cho những người trẻ về một loại hoạt động xã hội chống chiến tranh ở Việt Nam mà ông đã tham gia vào những năm 60.

“Hy vọng họ sẽ xem phim này và phim kế và phim kế tiếp nữa và sau đó có thể đứng ra tổ chức,” Sutherland nói. “Đứng lên. Họ có thể tạo ra một đảng phái thứ ba. Họ có thể thay đổi quá trình bầu cử, họ có thể giành được chính quyền, thay đổi hệ thống thuế.”

Trong cuộc phỏng vấn với trang web Screen Rant, Sutherland nói quan điểm về một nhân vật anh hùng tạo ra cuộc nổi dậy của dân thường chống lại chính quyền bất công là một yếu tố khiến ông hứng thú tham gia vào Hunger Games ngay từ phim đầu tiên.

Ông nói loạt phim “có thể trở thành một Battle of Algiers khác”, ám chỉ đến bộ phim năm 1966 về một tổ chức của phong trào du kích trong thời gian diễn ra cuộc chiến ở Algeria đã trở thành nguồn cảm hứng của những nhóm khởi nghĩa.

Những giải đấu đến chết giữa những đứa trẻ được đào tạo để đe dọa cho công chúng đừng chống đối

Jeffrey Wright, nam diễn viên vào vai Beetee, một người tham gia Đấu trường sinh tử có tài sử dụng điện tử, nói cái hay của loạt phim nằm ở những diễn dịch đa dạng mà nó chứa đựng.

“Phim hoan nghênh phổ đa dạng chính trị,” Wright nói với trang web Hypable. “Một số người xem loạt truyện này và hình dung mâu thuẫn 1% nhà giàu đối kháng với 99% người nghèo, vốn có thể được xem là một quan điểm khuynh tả. Tôi nghĩ những người khác xem truyện và nhìn từ quan điểm khuynh hữu hơn thành một sự chỉ trích nhà nước. Vậy nên phim không hề mang tính phân biệt, phim không ủng hộ cai cả.”

Dịch: © Đức Châu @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Los Angeles Times


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi