Tin tức

Làm phim Attack On Titan: Hollywood phải học từ thành công lẫn thất bại của Nhật Bản

17/11/2018

Hôm 29/10, Variety bung tin rằng Attack On Titan trở thành phim người đóng chuyển thể hoạt hình mới nhất từ Hollywood, tiếp tục xu hướng đã bắt đầu với Edge Of Tomorrow 2014 và hai phim Ghost In The ShellDeath Note gây tranh cãi năm 2017.

Warner Bros. đàm phán quyền làm phim hồi tháng giêng năm nay, và vào thời điểm đó, David Heyman (Harry Potter, Fantastic Beasts) được đính kèm, nhưng Andy Muschietti (IT) đã thay ông ngồi ghế đạo diễn.

Attack on Titan - hay Shingeki no Kyojin - nổi tiếng rộng khắp, với việc doanh số loạt manga đoạt nhiều giải thưởng này của Hajime Isayama thường xuyên lọt vào danh sách bán chạy nhất ở Nhật lẫn ở Mỹ. Loạt phim hoạt hình đã được đón nhận nhiệt tình không kém, nhanh chóng lấy được danh tiếng là phim nhập môn dành cho những người mới đến với tác phẩm này.

Thực ra, ai chẳng biết bộ phim sắp tới không phải là lần đầu tiên thế giới kinh dị-kỳ ảo này được đưa lên màn ảnh rộng. Toho Pictures đã làm hai phim kế tiếp nhau trong năm 2015. Các phim đó thành công tầm tầm ở phòng vé nhưng gặp phải sự đón nhận trái chiều từ giới phê bình và người hâm mộ.

Thành công và thất bại của họ tạo thành một bản kế hoạch chi tiết rất hay cho Warner Brothers và Muschietti học hỏi.

Attack On Titan anime

Toho là ngôi nhà nguyên thủy của Godzilla và một cách phù hợp, hình ảnh trong các phim của Nhật Bản là chỗ chúng thực sự tỏa sáng, kết hợp hiệu ứng thực tế và CGI để mang đến máu me, kinh hoàng và - quan trọng nhất - một thực tế hãi hùng trong quy mô cuộc xâm lược của Titan vào lãnh thổ con người.

Giống như hầu hết phim zombie người đóng, diễn viên thật ngoại cỡ được sử dụng để đóng vai những gã khổng lồ đói khát, tỏ ra gây chỏi khi thấy chúng nhìn qua cửa sổ để tìm kiếm con mồi thực tương đương đang co rúm lại.

Như nhiều nhà phê bình đã lưu ý, hay nhất thì chúng được coi là phim B “rác rưởi” trên một kinh phí bom tấn. Tệ nhất thì là chúng đã sử dụng tùy tiện một cách đắt đỏ các khía cạnh nào đó của tư liệu gốc.

Attack On Titan Part 1 phim người đóng của Toho Pictures năm 2015

Sự thay đổi cốt truyện mạnh mẽ trong bộ phim thứ hai không nhất thiết là vấn đề nếu bạn có thể chấp nhận phim là tác phẩm theo cách riêng của chúng, nhưng việc thiếu các nhân vật yêu thích của ‘fan’ như Levi Ackerman thì khó bỏ qua hơn.

Biên kịch Tomohiro Machiyama giải thích rằng một số thay đổi là do địa lý. Attack on Titan diễn ra trong bối cảnh ở Đức với dân châu Âu chủ yếu là người da trắng. Điều này sẽ làm cho các diễn viên Nhật Bản trông khá lạc chỗ.

Khi địa điểm câu chuyện trong phim được chuyển sang Nhật, Levi - cái tên không rõ ràng của người Nhật - được coi là có thể cắt được. Một nhân vật ban đầu, Đại úy Shikishima, thay chỗ của anh.

Attack On Titan Part 2 phim người đóng của Toho Pictures năm 2015

Không như Ghost In The Shell, Death Note và anime khác, Attack On Titan rõ ràng tự cho mình phương Tây hóa thoải mái hơn bởi vì, ít nhất về bối cảnh, nó được đóng gói trước, nghĩa là rốt cuộc chúng ta sẽ nhìn thấy khuôn bất động và tóc rẽ ngôi giữa kiểu thập niên 1990 của Levi bằng xương bằng thịt. Lựa chọn đó có thể gây chia rẽ trong khán giả, nhưng liệu tài sản này có thể đoàn kết một lượng người xem đang đói khát cái gì đó khác hay không?

Xét thành công hiện tượng của những tài sản trí tuệ kỳ ảo dành cho người lớn như Game Of Thrones The Walking Dead trên truyền hình, Warner Brothers rõ ràng xem Attack On Titan là hoàn hảo cho một lượng khán giả rộng hơn. Nhưng ở trọng tâm, tài sản trí tuệ này còn có cái nền chắc chắn của những câu chuyện dành cho tuổi mới lớn về “những đứa trẻ mới lớn trở nên dày dạn đương đầu kỳ ảo hậu tận thế và những người lớn ám muội” nổi tiếng hơn bao giờ hết. Nếu hãng phim chọn căn nguyên này, vậy thì vấn đề sẽ trở thành làm sao để đảm bảo rằng tất cả các yêu cầu đều được đáp ứng.

Nhân vật Levi trên anime

Xét việc cách đây chưa lâu, The Hunger Games đã phải dùng kỹ thuật số xóa sạch các đốm máu từ ống kính máy quay để đạt được độ tuổi khán giả mong muốn của hãng phim ở thị trường nước Anh, liệu một phim Attack On Titan của Hollywood có sẽ phải lựa chọn tương tự giữa điều chỉnh cho khớp với nhóm dân số trẻ hơn hay là trung thành với những yếu tố máu me nặng đô đã có từ trước mà ‘fan’ sẽ mong đợi?

Với phim It đầu tiên của Muschietti thành công chưa từng có, xem ra lúc này chắc chắn là có khán giả cho phim kinh dị tuổi mới lớn, và trong việc chọn anh làm đạo diễn Attack On Titan, Warner Bros. có vẻ hiểu rõ điều đó, cũng như tông điệu mà bộ phim nên có.

Một vấn đề tiềm năng cuối cùng đối với Warner Bros. là Trung Quốc. Phim bom tấn của Hollywood ngày càng phục vụ nhiều hơn cho các thị trường Đông Á, vốn thể hiện hết sức rõ ràng trong phim thành công cuối mùa hè năm nay, The Meg. Vào năm 2015, Attack On Titan đã trở thành một trong 38 manga và anime có trong danh sách đen ở Trung Quốc, và hai phim của Toho cũng không được phát hành ở nước này.

Là một manga cực kỳ nổi tiếng nhưng ở Đông Á loạt truyện này được nhìn nhận theo nhiều cách khác nhau và gây tranh cãi

Trong khi từ quan điểm tài chính thì rõ ràng là thiệt hại, tiếng tăm gây tranh cãi của câu chuyện ở khu vực này còn khiến chủ đề thêm nặng nề. Ở Hàn Quốc, câu chuyện đã được hiểu là tuyên truyền quân sự của Nhật Bản trong khi ở Hồng Kông, Titan được một số người xem là phép ẩn dụ cho các thế lực từ Đại lục.

Những diễn dịch văn hóa này sẽ mất đi với khán giả phương Tây, nhưng kịch bản mang tính lật đổ, gai góc có thể làm gia tăng những nỗi sợ hãi tiềm ẩn về một bộ phim Attack On Titan do Mỹ sản xuất - kiểm soát một quốc gia thông qua nỗi sợ những thứ nằm ngoài biên giới của nó, tham nhũng chính trị ở mức cao nhất và xu hướng đa nghi tăng dần, tất cả đều có thể cộng hưởng ở cấp độ toàn cầu.

Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: CBR