Tin tức

20 năm sau Tâm trạng khi yêu vẫn là cái nhìn độc đáo về thời trang Hồng Kông thập niên 60

19/10/2020

Tâm trạng khi yêu của Vương Gia Vệ giới thiệu những bộ trạng phục đẹp thể hiện sự pha trộn giữa văn hóa phương Đông và phương Tây của Hồng Kông.

Lương Triều Vỹ (phải) và Trương Mạn Ngọc lần lượt trong vai Chu Mộ Văn và Tô Lệ Trân, những người từ từ nảy sinh tình cảm với nhau trong khi vợ chồng họ ngoại tình

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 20 năm ra mắt Tâm trạng khi yêu của Vương Gia Vệ. Kể từ khi bộ phim được công chiếu tại Liên hoan phim Cannes năm 2000, giới thiết kế thời trang toàn cầu đã tham khảo miêu tả của bộ phim về thời trang Hồng Kông những năm 1960 trong các buổi trình diễn thời trang và các bộ sưu tập thiết kế, từ nhà thiết kế thời trang Ý Roberto Cavalli đến nhà thiết kế thời trang Mỹ Derek Lam.

Không chỉ thể hiện những ảnh cắt bóng đẹp mắt và màu sắc sống động, trang phục và xu hướng thời trang trong Tâm trạng khi yêu còn thể hiện trực quan sự hòa quyện văn hóa Đông-Tây cũng như sự thịnh vượng kinh tế ở Hồng Kông thập niên 1960.

Không chỉ thể hiện những ảnh cắt bóng đẹp mắt và màu sắc sống động, trang phục và xu hướng thời trang trong Tâm trạng khi yêu còn thể hiện trực quan sự hòa quyện văn hóa Đông-Tây cũng như sự thịnh vượng kinh tế ở Hồng Kông thập niên 1960

Tâm trạng khi yêu diễn ra ở Hồng Kông những năm 1960. Phim kể về Chu Mộ Văn (Lương Triều Vỹ) và Tô Lệ Trân (Trương Mạn Ngọc), những người từ từ nảy sinh tình cảm với nhau trong khi vợ chồng họ ngoại tình. Đặt kịch tính sang một bên, sự lựa chọn trang phục của các nhân vật truyền tải nhiều thông tin ngang với đối thoại trong phim. Trang phục của Chu và Tô thể hiện tính cách và tình trạng kinh tế xã hội của họ.

Thời trang ở Hồng Kông

Tô Lệ Trân và những người phụ nữ khác trong phim mặc bộ qibao / kỳ bào (tức xườn xám) mang tính biểu tượng. Kỳ bào là trang phục cố định phổ biến trong thời trang của phụ nữ vào những năm 1960 ở Hồng Kông. Tâm trạng khi yêu giới thiệu nhiều loại xườn xám đầy màu sắc và đẹp mắt, thể hiện trực quan lịch sử Hồng Kông.

Sự lựa chọn trang phục của các nhân vật truyền tải nhiều thông tin ngang với đối thoại trong phim

Cuối thế kỷ 20 là thời điểm chuyển tiếp của Hồng Kông. Giữa lúc Nhật Bản xâm lược Trung Quốc và Nội chiến Trung Quốc, nhiều thợ may ở Thượng Hải đã chạy sang Hồng Kông vào những năm 1930 và 1940. Điều này đã khởi đầu cho thời kỳ hoàng kim của xu hướng quibao.

Trong thời kỳ được miêu tả trong phim, phụ nữ Trung Quốc giàu có thường mặc những bộ trang phục có họa tiết phức tạp. Những chiếc váy đặt làm riêng này đòi hỏi nhiều phụ kiện và việc có nhiều qipao được coi là xa xỉ. Tâm trạng khi yêu nêu bật tình trạng kinh tế xã hội tương đối cao của Tô Lệ Trân bằng cách giới thiệu cách cô mặc hai mươi bộ xườn xám khác nhau. Ngoài ra, qipao của Tô Lệ Trân còn có thiết kế hiện đại; tuân theo các mẫu thiết kế của phương Tây, kết hợp các nếp gấp và cấu tạo vai.

Tâm trạng khi yêu nêu bật tình trạng kinh tế xã hội tương đối cao của Tô Lệ Trân bằng cách giới thiệu cách cô mặc hai mươi bộ xườn xám khác nhau

Tuy nhiên, qipao không chỉ dành cho những người giàu có; thiết kế hiện đại, chịu ảnh hưởng của phương Tây của qipao cũng tượng trưng cho sự khởi đầu thịnh vượng kinh tế của tầng lớp trung lưu mới nổi ở Hồng Kông.

Vào những năm 1960, phụ nữ Hồng Kông bắt đầu đảm nhận công việc văn phòng — và chọn mặc qipao trong môi trường chuyên nghiệp. Do đó, ngày càng có nhiều phụ nữ thuộc tầng lớp trung lưu phát triển các kỹ năng làm qipao của riêng họ. Họ sử dụng các loại vải rẻ tiền hơn như sợi gai dầu hoặc vải rèm thay vì lụa hoặc ren, để qipao của họ sẽ thiết thực hơn cho công việc mới ở văn phòng.

Qipao của Tô Lệ Trân có thiết kế hiện đại tuân theo các mẫu thiết kế của phương Tây

Điểm hòa quyện Hồng Kông

Sự hòa quyện nền văn hóa độc đáo của Hồng Kông cũng cho phép ảnh hưởng văn hóa nước ngoài trong thời trang và văn hóa tiêu dùng. Mặc dù Nhật Bản đã chiếm đóng Hồng Kông một cách tàn bạo trong Thế chiến II, nhưng Nhật Bản sau chiến tranh đã giúp hình thành thời trang và văn hóa tiêu dùng ở Hồng Kông; nhiều người Trung Quốc vào nửa cuối thế kỷ 20 trông đợi hàng hóa được sản xuất tại Nhật Bản. Tất nhiên, Nhật Bản cũng đang ở giữa quá trình Tây phương hóa mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi sự hiện diện của quân đội Mỹ đang chiếm đóng.

Trong Tâm trạng khi yêu phô diễn hàng nhập khẩu là dấu hiệu của sự giàu có khiến nhiều nhân vật bày tỏ sự phấn khích và ghen tị. Tô Lệ Trân khéo léo khoe rằng chồng cô mua những chiếc túi xách thời thượng của cô từ Nhật Bản vì anh ấy kinh doanh ở Nhật; hàng xóm của cô đồng ý rằng cô rất may mắn.

Qipao hiện đại được biến đổi với cổ áo hình quả trám cao, xẻ hai bên và vạt trước chéo với các nút thắt

Ngoài Nhật Bản, ảnh hưởng của phương Tây từ chủ nghĩa thực dân Anh — đặc biệt là phong cách của những con phố cao cấp ở London — cũng ảnh hưởng đến thời trang Hồng Kông. Các nhà may Hồng Kông đã điều chỉnh xu hướng thời trang phổ biến của Anh trong những năm 1960 và kết hợp các trang phục truyền thống của Anh vào trang phục hằng ngày. Trong khi qipao truyền thống thường dài và rộng rãi, chúng trở nên vừa vặn với phần eo được chít theo số đo riêng và tà ngắn hơn trong những năm 1960, phản ánh sự phổ biến của váy chữ A và váy ngắn ở London. Những ảnh hưởng này tiếp tục thể hiện qua những bộ qipao hiện đại, được biến đổi với cổ áo hình quả trám cao, xẻ hai bên và vạt trước chéo với các nút thắt. Đây là một diện mạo mới cho một kỷ nguyên mới đầy tham vọng của sự thay đổi kinh tế và xã hội.

Chiếc áo khoác màu đỏ mang tính biểu tượng của Tô Lệ Trân mặc bên ngoài qipao của cô cũng cho thấy ảnh hưởng của thời trang phương Tây ở Hồng Kông. Ban đầu được thiết kế cho các sĩ quan phục vụ trong chiến hào của Thế chiến I, áo trenchcoat của Aquascutum và Burberry sau đó đã phát triển từ trang phục được ưa thích của các sĩ quan thượng lưu, bảnh bao, để bao gồm các thám tử, nhà báo và điệp viên. Các bộ phim như The Maltese FalconCasablanca đã củng cố sự lãng mạn này của áo trenchcoat trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Chiếc áo khoác màu đỏ mang tính biểu tượng của Tô Lệ Trân mặc bên ngoài qipao của cô cũng cho thấy ảnh hưởng của thời trang phương Tây ở Hồng Kông

Tâm trạng khi yêu phản ánh chính xác sự tiến hóa trong xu hướng thời trang Hồng Kông bắt nguồn từ ảnh hưởng quốc tế trong những năm 1960. Thậm chí 20 năm sau khi bộ phim phát hành, những lựa chọn trang phục trong Tâm trạng khi yêu vẫn ảnh hưởng đến các thương hiệu cao cấp quốc tế và tôn vinh sự pha trộn độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây có mặt tại Hồng Kông.

Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Cinema Escapist