Tin tức

Có phải ngành giải trí Trung Quốc đang trải qua sự thanh lọc?

07/09/2021

Không có gì lạ khi các bài đăng và tài khoản trên mạng xã hội biến mất khỏi Internet Trung Quốc. Nhưng khi chỉ trong một đêm các tác phẩm của nữ diễn viên nổi tiếng Triệu Vy biến mất khỏi các hạ tầng trực tuyến hàng đầu vào tuần trước, thực sự là choáng váng.

Triệu Vy, nữ diễn viên tỉ phú đã có quá khứ bất hảo về tài chính, gồm việc bị cấm tham gia thị trường chứng khoán do dẫn dắt các nhà đầu tư chứng khoán bằng thông tin sai lệch vào năm 2017

Không rõ lý do tại sao một trong những người nổi tiếng nổi tiếng nhất Trung Quốc, nổi tiếng với phim bộ truyền hình ăn khách Hoàn Châu cách cách vào cuối những năm 90, lại bị nhắm mục tiêu, nhưng trên mạng đã nổi lên những suy đoán cho rằng có lẽ nhà chức trách truy lùng cô vì các vấn đề liên quan đến tài chính. Xét cho cùng, nữ diễn viên tỉ phú này đã có quá khứ bất hảo về tài chính, gồm việc bị cấm tham gia thị trường chứng khoán do dẫn dắt các nhà đầu tư chứng khoán bằng thông tin sai lệch vào năm 2017.

Ngay lúc những sự kiện bí ẩn xung quanh Triệu Vy lan truyền trên mạng xã hội, một quả bom khác lại nổ ra ngay ngày hôm sau. Trịnh Sảng, một diễn viên nổi tiếng trước đây đã bị điều tra gian lận hợp đồng, bị phạt 229 triệu nhân dân tệ (46 triệu USD) tiền phạt và trốn thuế.

Hai sự kiện liền nhau liên quan đến hai nhân vật nổi tiếng hạng A của Trung Quốc khiến nhiều người đặt câu hỏi: Liệu có phải ngành công nghiệp giải trí của đất nước này đang phải đối mặt với sự thanh lọc sau khi siết chặt quản lý về công nghệ tài chính, internet và giáo dục?

Trịnh Sảng trong một chương trình ở Vô Tích, tỉnh Giang Tô, ngày 22 tháng 12 năm 2020

Nhiều năm qua, người nổi tiếng Trung Quốc thường bị chính quyền cũng như những người theo chủ nghĩa dân tộc trên mạng nhắm đích. Ngôi sao nhạc pop Ngô Diệc Phàm bị bắt vì cáo buộc hiếp dâm, nam diễn viên Trương Triết Hãn bị chỉ trích vì tạo dáng chụp ảnh tại địa điểm tôn vinh tội ác chiến tranh của Nhật Bản, và Phạm Băng Băng bị phạt nặng vì trốn thuế.

Nhưng mục tiêu cuối cùng lần này là “vốn tư bản” hậu trường từ các nhà đầu tư và cổ đông chống lưng những hãng đại diện, công ty chế tác, trang web phát trực tuyến và hạ tầng mạng xã hội, những người trong ngành và luật sư nói với Sixth Tone. Họ cho biết những phương pháp tìm kiếm lợi nhuận này đã tạo ra nhiều vấn đề, vì nhiều ngôi sao hiện được đánh giá cao là bằng khả năng tạo ra lưu lượng truy cập trực tuyến thay vì tài năng của họ.

Jiang Yu, một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của Hội đồng Nhà nước, nói trong một phỏng vấn rằng những ngôi sao có lượng truy cập trực tuyến cao được vốn đầu tư “chọn” để hiển thị và thu hút người hâm mộ, đặc biệt là những người trẻ tuổi, tiêu dùng. Xu hướng này đã trở nên phổ biến đến mức Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc tuyên bố sẽ ngăn chặn dòng tiền vào ngành công nghiệp văn hóa và giải trí “mở rộng quá mức”.

Fan chờ gặp thần tượng tại một trung tâm mua sắm ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, ngày 27/9/2018

“Dòng vốn khổng lồ đổ vào ngành công nghiệp (giải trí) đã tạo ra bong bóng có thể khiến các ngôi sao nổi tiếng chỉ qua một đêm nhờ tiền và không cần làm việc chăm chỉ,” một đại diện người nổi tiếng họ Yan nói với Sixth Tone, sử dụng bút danh để giữ quyền riêng tư.

Các chuyên gia cho biết, dòng vốn trong những năm gần đây đã được thúc đẩy bởi các nhóm người hâm mộ chi số tiền lớn để tăng thứ hạng và hồ sơ trên mạng xã hội cho thần tượng của mình. Nền kinh tế thần tượng còn non trẻ giờ trị giá 130 tỉ nhân dân tệ, và lực lượng fan đã trở nên hỗn loạn đến mức các cơ quan quản lý internet phải thường xuyên vào cuộc để kiềm chế những người hâm mộ quá khích, mà họ cho là đang tạo ra một “văn hóa độc hại”.

Uông Hải Lâm, biên kịch nổi tiếng, nói với Sixth Tone rằng nhiều xuất phẩm truyền hình đã ưu ái các ngôi sao có lượng người hâm mộ đông đảo có thể giúp thúc đẩy lượng truy cập trực tuyến của chương trình. Ông cho biết xu hướng này cuối cùng làm tổn hại đến chất lượng của các xuất phẩm được sản xuất.

Uông Hải Lâm tại Liên hoan phim quốc tế Thượng Hải, ngày 9 tháng 6 năm 2016

“Toàn bộ chuỗi công nghiệp bị ảnh hưởng bởi lưu lượng truy cập và các thuật toán thúc đẩy nó; biên kịch Uông nói. “Trên hết thảy, lưu lượng truy cập cao có nghĩa là ‘hay’. Thấp nghĩa là ‘dở.’”

Yan, đại diện cho người nổi tiếng với gần hai thập niên kinh nghiệm, cho biết cô chịu trách nhiệm quản lý các diễn viên và thường giám sát các vấn đề chính trị và pháp lý trong khi thẩm định kịch bản cho họ. Tuy nhiên, cô nói thêm rằng nhiều đại diện mới hiện nay có xu hướng coi diễn viên là hàng tiêu dùng nhanh và “nhận đơn đặt hàng”, thậm chí hầu như không đọc toàn bộ kịch bản.

“Ai có thể quản lý những ‘người nổi tiếng có lưu lượng truy cập như vậy?’” cô nói. “Nói trắng ra là đại diện của họ, phục vụ như người hầu của họ. Họ bảo ngườ đại diện làm gì - chứ không phải ngược lại.”

Ngôi sao nhạc pop Ngô Diệc Phàm (giữa) trong một buổi biểu diễn tại Thượng Hải năm 2017

Nhưng khi ngành công nghiệp giải trí của Trung Quốc đang trải qua một sự rung chuyển toàn diện, nhiều người trong ngành này đang xem xét lại bước tiếp theo của họ. Những luật sư mà Sixth Tone trao đổi cho biết các nhà sản xuất, hạ tầng phát trực tuyến và thương hiệu, từng theo đuổi lưu lượng truy cập trực tuyến, đã trở nên thận trọng hơn trong việc hợp tác với những ngôi sao tạo ra lưu lượng truy cập có cơ sở người hâm mộ lớn và đưa điều khoản trách nhiệm giải trình bổ sung khi ký hợp đồng với họ.

Zhang Zongbao từ Công ty Luật Guangdong Weiran cho biết: “Các thương hiệu có xu hướng chú trọng nhiều hơn đến đạo đức, tính chuyên nghiệp của người nổi tiếng, số lượng và chất lượng tác phẩm của họ. Điều này sẽ giáng một đòn mạnh vào cơ hội kinh doanh và khả năng cạnh tranh thị trường của những ngôi sao có lưu lượng truy cập cao mà ít tác phẩm, sẽ làm hạ nhiệt thị trường và hơn nữa dẫn đến xuất phẩm đầu ra liên quan đến những người nổi tiếng kiểu như vậy giảm đi.”

Các trang web phát trực tuyến và các hạ tầng mạng xã hội cũng đang làm phần việc của mình sau khi tuân theo các biện pháp từ nhà chức trách.

Trương Triết Hãn bị chỉ trích vì tạo dáng chụp ảnh tại địa điểm tôn vinh tội ác chiến tranh của Nhật Bản

Để ngăn chặn những cuộc chiến không lành mạnh của người hâm mộ, các ứng dụng video Douyin và Kuaishou, hạ tầng Weibo, và các tổ chức nghiên cứu dữ liệu trong ngành bao gồm Vlinkage và DataWin đều đã gỡ bỏ các tính năng xếp hạng tầm ảnh hưởng. Trong khi đó, iQiyi đang tạm dừng các cuộc thi tài năng trên hạ tầng của mình và hủy bỏ bình chọn trực tuyến cho các chương trình.

Những người trong ngành hy vọng làn sóng chấn chỉnh mới nhất sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp giải trí tạo ra những tác phẩm chất lượng và lùi lại một bước ra khỏi thói mê đắm văn hóa người hâm mộ. Tháng trước, ủy ban biên kịch của Hiệp hội Công nghiệp Sản xuất phim truyền hình Trung Quốc đã đưa ra một sáng kiến ​​kêu gọi ngành này tránh sản xuất các tác phẩm chỉ để xem.

“Khởi động một dự án dựa trên một câu chuyện,” sáng kiến đó nói. “Đặt giá dựa trên nội dung. Nhận doanh thu dựa trên mức độ phổ biến thực sự. Cấm xếp hạng giả tạo và lưu lượng truy cập ảo.”

Trong khi đó, những người trong ngành như biên kịch Uông, cũng là chủ tịch ủy ban và đại diện Yan tin rằng các cải cách sẽ không dễ thực hiện - nhưng không phải là không thể. Yan cho biết sự giám sát của chính phủ có thể giúp lĩnh vực giải trí “hoạt động theo chu kỳ đạo đức”, trong đó kỹ năng được đánh giá cao hơn mức độ phổ biến trực tuyến.

Tạm dừng các cuộc thi tranh tài

Yan nói: “Những ngày này chỉ là khởi đầu của một cao trào nhỏ hơn trong một quá trình đang diễn ra để đạt được trạng thái lý tưởng, nơi những con người chuyên nghiệp làm việc chuyên nghiệp.”

Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Sixth Tone