Tin tức

10 điều nên biết về bộ phim hành động đầy bùn của Brad Pitt: Fury

28/10/2014

Chiến tranh là địa ngục. Chúng ta quá biết.

Chiến tranh cũng là cỏ khô cho những phim hành động danh giá như Fury (phát hành ở Việt Nam với tựa Cuồng nộ), về một nhóm lính nhỏ điều khiển và lèo lái chiếc xe tăng có tên trên tựa phim trong những ngày tàn của Thế chiến thứ II, khi nước Đức của Hitler như con chó bị thương và sợ hãi – tất cả ý đồ độc ác. Brad Pitt lãnh đạo trung đội, tiện lợi lại là những diễn viên giỏi như Jon Bernthal, Logan Lerman, Shia LeBeouf (bị mất răng và bị cắt vào mặt vì vai diễn này) và Michael Pena.

Thay vì là một điệp vụ cứu thế giới, những chàng trai cừ khôi này quan tâm hơn đến việc giữ cho mình sống sót đến khi chiến tranh chính thức kết thúc (một nhiệm vụ dường như khả thi, à, cho đến lúc chuyện trở nên tồi tệ). Nhưng liệu bộ phim này có bay lên từ đống tro tàn của chiến tranh, ca khúc khải hoàn không? Hay là cháy rụi trước khi đến đích? Hãy đọc tiếp để biết!

1. Đây không phải phim Inglourious Basterds 2 (thật không may)

Lần cuối cùng Brad Pitt vào chế độ diệt phát xít, anh tham gia Inglourious Basterds của Quentin Tarantino. Phim đó, có lẽ là phim xuất sắc của nhà làm phim này, thú vị và bất ngờ và tham vọng. Đây không phải phim đó. Không có cảnh dài. Phim truyền thống hơn, có cấu trúc hơn, và "sạn sỏi" hơn. Nếu bạn đang chờ đợi một phim hài lãng mạn chiến tranh về những anh lính kiểu Inglourious Basterds, thì hãy nghĩ lại. Bạn nên chỉ xem Inglourious Basterds. Đó là một kiệt tác điện ảnh.

Năm anh em trên một chiếc xe tăng tên Fury: Brad Pitt, Shia LaBeouf,
Norma Ellison, Michael Pena, và John Bernthal

2. Bạo lực không chịu nổi

Thật là sốc, nếu chúng ta tiếp tục miên man cái việc so sánh với Inglourious Basterds, thì Fury bạo lực hơn Inglourious Basterds nhiều. Trong khi Basterds có sự sàng thô khủng khiếp và một vài cảnh hành quyết tung tóe, Fury hầu như đầy máu me, một cơn thác màu đỏ không ngừng. Thực tế, những khoảnh khắc đầu phim miêu tả Brad Pitt lái xe tăng và đâm thẳng vào mặt một lính Đức. Mặc dù đây là một cách cũ mòn để bắt đầu một bộ phim, chắc chắn nó đã ấn định tông điệu cho toàn bộ phần phim còn lại.

3. Dàn diễn viên phụ cừ khôi trong bộ quân phục...

Nghe đây, mọi người trong Fury (phim và chiếc xe tăng) thật cừ. Đây là những diễn viên diễn xuất hạng A, với việc cả dàn diễn viên trải qua một trại huấn luyện nghiêm ngặt dường như đã bẻ gãy rồi dựng lại họ một cách có hệ thống. Họ bị dìm trong bùn và đầy thương tích chiến tranh (một vài trong số họ bị thương đúng theo nghĩa đen). Nhưng than ôi...

Brad Pitt và đạo diễn David Ayer (trái) trên trường quay

4. ...Dù họ chẳng có nhiều việc để làm

...Những nhân vật này bạn có thể thấy trên bất cứ phim chiến tranh đen trắng nào trình chiếu giờ phim khuya trên kênh TCM. Có một anh chàng mang quá khứ bí ẩn, một anh chàng cứ đọc Kinh thánh, một anh chàng người Mexico, một lính mới, và một gã bên lề rối loạn nhân cách (là Bernthal, khiến ai nấy bất ngờ sau khi từng đóng một nhân vật sôi sùng sục trong Wolf of Wall Street). Đây là những nhân vật dàn bao, hoàn toàn hai chiều.

5. Khuôn sáo xe tăng cũng như súng đạn

Và các nhân vật này thiếu chiều sâu nói về tính sáo rỗng chung của Fury. Phim đầy rẫy những khuôn sáo phim chiến tranh dữ dội, và trong khi các nhà làm phim rõ là cố gắng cho phim cảm giác gai góc, khắc nghiệt (vì thế mà đầy bạo lực máu me), chỉ có cảm giác hàng nhái như bất kỳ phim chiến tranh kinh điển nào.

6. Đùa cợt là một trong những thứ bị chiến tranh giết chết

Bạn biết Inglourious Basterds có gì mà Fury không có không? Đùa cợt. Không ai đòi phải là một phim gây cười từng phút một, nhưng một phim tàn nhẫn khắc nghiệt đơn điệu như vầy cảm giác giả tạo và khiên cưỡng. Chiến tranh là xấu xa nhất thì đúng rồi. Nhưng đây là những con người thật lái và vận hành chiếc xe tăng này, mà phàm đã là con người, ngay cả trong những hoàn cảnh đen tối nhất, cũng có lúc này lúc khác đùa giỡn chứ.

7. Đầy bùn

Ai nấy phủ đầy bùn từ đầu đến chân. Chiếc xe tăng lăn qua những cánh bùn bất tận. Brad Pitt làm cho bùn trông gợi cảm. Bùn có nhiều thời lượng trên phim hơn Lerman và Pena cộng lại. Đây là sự cân bằng tuyệt hay. Và khiến cho việc phân biệt các diễn viên khá rối.

Hiện trường quay đầy bùn

8. Nhạc nền tuyệt vời của Steven Price

Một trong những khía cạnh phấn chấn nhất của Fury là nhạc nền bùng nổ của Steven Price, nhà soạn nhạc cho Gravity. Có nhiều lúc phim căng thẳng không chịu nổi; Price có nhiều thứ để làm với điều đó.

9. Nếu bạn không muốn bỏ lỡ phim này vì cơ may Oscar của nó... Đừng

Ngày xửa ngày xưa, Sony đã định vị Fury là một đấu thủ Oscar quan trọng, với lịch ra rạp vàng trong tháng 11 và tiếp thị toàn lực. Nhưng sau đó chuyện đảo ngược, với ngày phát hành giữa tháng 10 (ở Mỹ) và đánh trận tiếp thị kém quan trọng. Thế nên nếu bạn đang trông chờ xem Fury vì cơ hội chung cuộc của phim ở giải Oscar, xin đừng. Phim không hay đến thế đâu. (Nếu có phim Thế chiến thứ II nào có vị thế để thu tóm đề cử Oscar, thì đó là Unbroken, do bà xã của Pitt, Angelina Jolie đạo diễn).

Những cuộc hành quân vất vả

10. Phim dài quá

Chỉ có 134 phút, ngắn hơn Gone Girl. Nhưng mà đi bộ lê lết vất vả và cảm giác dài hơn, dài hơn rất nhiều.

Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Moviefone


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi