Tin tức

Cảm hứng điện ảnh để thêu dệt nên câu chuyện cho Minions: Một cái nhìn qua chiếc kính lồi

07/07/2015

Chúng nhỏ xíu, màu vàng, chúng khác biệt và chúng là những siêu sao phòng vé. Thế nên không tránh được việc lũ Minion — những sinh vật hình con nhộng, đeo kính lồi, mặc đồ bảo hộ lao động là nhân vật phụ cho siêu ác nhân Gru trong hai phim Despicable Me — có phim riêng.

Nhưng làm sao lũ Minion này, toàn nói năng lắp bắp và kêu chí chóe, đi từ nhân vật hài làm nền lên vai chính dễ dàng như vậy? À, hóa ra chúng hoàn toàn sẵn sàng cho những cận cảnh. Và thế cho nên ra rạp ngày 10/7 này là Minions, một tiền truyện kể về xuất xứ của các sinh vật đó — trong khi đào xới lịch sử điện ảnh để hỗ trợ cho việc thêu dệt câu chuyện mới của chúng.

Bắt đầu từ thuở hồng hoang, phim cho thấy sự tiến hóa của Minion và các ác nhân mà chúng đã phục vụ trong lịch sử. Tuy nhiên, phần lớn bộ phim diễn ra vào những năm 1960, khi ba thủ lĩnh Kevin, Stuart và Bob khởi sự tìm kiếm một chủ nhân mới. Bối cảnh này, kết hợp đạo diễn Pierre Coffin và tình yêu điện ảnh của Kyle Balda, đem đến một bộ phim tưởng nhớ tất cả những thể loại phim. Trong một phỏng vấn qua điện thoại, Coffin và Balda đã nói về những bộ phim và nhà làm phim khơi nguồn cảm hứng cho họ, và cách họ sử dụng những điều đó trong Minions. Sau đây là những hình ảnh và nhận xét.

Gã độc tài tí hon

Vì các Minion không nói bằng ngôn ngữ rõ ràng, chúng phải làm nhiều hơn là nói. Không ngạc nhiên, những bộ phim câm, chẳng hạn các phim của Charlie Chaplin, ảnh hưởng lớn đến cách Minions thể hiện. “Chaplin được xem là thiên tài bởi vì ông đã kết hợp được cái hài với cảm xúc, không lời,” Coffin nói. “Và đó chính là tinh túy của hoạt hình.” Cái hài cảm xúc này thể hiện xuyên suốt các cảnh phim Minions, tuy một trong số đó là sự tôn kính tuyệt đối dành cho Chaplin từ bộ phim có thoại đầu tiên hết thảy của ông, The Great Dictator (1940). Một cảnh trong Minions, trong đó Bob làm vua nước Anh và có bài phát biểu không thể hiểu được trước đám đông, phản chiếu một cảnh trong Dictator khi Chaplin, trong vai một thủ lĩnh kiểu Hitler, phát biểu hầu như toàn lắp lắp trước đám đông. Những lời nói đó, vì không thể hiểu được, có cảm giác giống như diễn xuất hài câm hình thể. “Mục tiêu lớn nhất với các nhà hoạt hình là sáng tạo ý nghĩa cảm thông,” Balda nói. “Chúng tôi muốn làm rõ rằng từng cảnh phim truyền đạt điều nhân vật đang nghĩ hoặc đang cảm thấy, và đó chính là điều mà Chaplin xuất sắc.”

Cảnh phim đông nhung nhúc

Một vài cảnh đầu phim, khi lũ Minion bắt đầu công cuộc tìm kiếm chủ nhân mới, có ý nghĩa lớn về quy mô, với những đại cảnh và các Minion lúc nhúc tràn ngập khung hình. “Chúng tôi không muốn làm phim ăn theo mà không có cảm giác hoành tráng,” Coffin nói. “Lo lắng chính của tôi là người ta sẽ nghĩ chúng tôi làm phim này chỉ để tận dụng các nhân vật đó. Tôi sợ phải nói về một phim như thế. Nên chúng tôi nói, ‘Hãy làm phim này ra trò, nhưng với những sinh vật không biết nói buồn cười ấy.’ Đó là lúc những liên tưởng về David Lean nảy ra.” Các nhà làm phim xem xét những phim của nhà đạo diễn này, như Doctor Zhivago (cảnh góc trên với Omar Sharif) và Lawrence of Arabia để tạo ra những cảnh quay bao quát và bối cảnh mở rộng. Ảnh trên đặt ba nhân vật chính ở trung tâm với các Minion bao quanh khi chúng khởi sự hành trình chính là diễn biến của bộ phim. Chúng lùn tịt nhỏ thó trong thế giới bao quanh. “Chúng tôi muốn nắm bắt một khía cạnh sử thi để tương phản với việc những anh chàng này bé nhỏ đến mức nào, và chúng ngớ ngẩn ra sao,” Coffin nói.

Đồ nghề kiểu 007

Các phim Despicable Me, với nhân vật phản diện và các thứ vũ khí, luôn chịu ảnh hưởng của phim James Bond, nhưng Minions còn đi xa hơn bằng cách sử dụng London thập niên 1960 làm bối cảnh chủ yếu. “Có nhiều sức hấp dẫn để đưa bối cảnh đó vào phim, phần vì âm nhạc của thời kỳ đó, dựng phim và trang phục,” Balda nói. “Nhưng cũng bởi vì một vài trong số những địa điểm say đắm chúng tôi sử dụng trong câu chuyện, như thể làm trong quá khứ, khiến cho khán giả còn hơn cả tin tưởng.” Các Minion, đều do Coffin lồng tiếng, tìm thấy chủ nhân tiềm năng ở Scarlet Overkill (Sandra Bullock), mà theo bộ phim, đây là siêu ác nhân nữ đầu tiên của thế giới. Cô ta ra lệnh cho lũ Minion đi ăn trộm vương miện nữ hoàng. Chồng của ả, Herb (Jon Hamm), là nhà khoa học phịa ra đủ thứ đồ nghề trong phòng thí nghiệm của gã, như súng bắn dung nham. Khẩu súng này tưởng nhớ đến các vũ khí có trong Goldfinger (với Gert Fröbe và Sean Connery, ảnh nhỏ). Khi lũ Minion cố gắng thực hiện nhiệm vụ, trên nhạc nền phim của Heitor Pereira, càng trở nên kiểu như Bond.

Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The New York Times