Giải thưởng - LHP

Viện hàn lâm chốt danh sách hạng mục phim nước ngoài

18/10/2011

Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ đã công bố danh sách cuối cùng bao gồm những bộ phim đủ tư cách trong hạng mục phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất, hiện diện trong danh sách là các đệ trình đạt tiêu chuẩn từ 63 quốc gia.

Số lượng phim trong danh sách năm nay ít hơn hai bộ phim so với danh sách năm ngoái, gồm 65 tác phẩm.

TheWrap đã biên soạn danh sách thông tin chính về tất cả các bộ phim và liên hệ với các đoạn phim giới thiệu của chúng.

Trong số các bộ phim năm nay có The Orator, lần đầu tiên trong lịch sử của New Zealand dự tranh Oscar.

Vắng mặt trong danh sách là hai bộ phim được các nước đệ trình song bị ủy ban phim tiếng nước ngoài của Viện hàn lâm loại bỏ, ủy ban này đã xem xét các bộ phim để đảm bảo đa số hội thoại trong phim được nói bằng một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh, và các cá nhân sáng tạo phải là công dân của quốc gia sản xuất bộ phim.

Ví dụ như lúc đầu Albania đệ trình The Forgiveness of Blood, song không được ủy ban chấp nhận.

Mặc dù phim được quay ở Albania và được thực hiện bằng tiếng Albania, nhiều nhân viên chủ chốt là người Mỹ hoặc người Anh, trong đó có đạo diễn sinh ra ở Mỹ Joshua Marston (tác phẩm đầu tay của ông, Maria Full of Grace, từng được Colombia đệ trình và bị loại vì lý do tương tự).

Khi biết đệ trình của mình bị loại, Albania ngay lập tức đệ trình một bộ phim khác, Amnesty, và được chấp nhận.

Một đệ trình từ Cộng hòa Trung Phi cũng bị loại, theo một thành viên Viện hàn lâm biết về quá trình cân nhắc của ủy ban.

Các bộ phim trong danh sách đã trải qua sự xem xét kỹ lưỡng của Viện hàn lâm

Các ứng viên đáng chú ý bao gồm: hai bộ phim hoạt hình, Alois Nebel của Cộng hòa Séc và Tatsumi của Singapore; phim tài liệu khiêu vũ 3D Pina, của đạo diễn Wim Wenders người Đức, cùng các tác phẩm của các nghệ sĩ quốc tế được ca tụng như Wenders, Bela Tarr (The Turin Horse, Hungary), Nuri Bilge Ceylan (Once Upon a Time in Anatolia, Thổ Nhĩ kỳ), Aki Kaurismaki (Le Havre, Phần Lan) và Agnieszka Holland (In Darkness, Ba Lan).

Năm nay số lượng phim dự tranh giải do các nữ đạo diễn chỉ đạo nhiều bất thường, và In Darkness là một phim trong số đó.

Danh sách còn có Love Child của Leticia Tonos (Cộng hòa Dominican), Declaration of War của Valerie Donzelli (Pháp), A Simple Life của Hứa An Hoa (Hồng Kông), As If I Am Not There của Juanita Wilson (Ireland), Where Do We Go Now? của Nadine Labaki (Lebanon), Sonny Boy của Maria Peters (Hà Lan), Happy, Happy của Anne Sewitzky (Na Uy) và Beyond của Pernilla August (Thụy Điển).

Pina sẽ được chiếu cho những người bỏ phiếu bầu ở dạng 3D, đây là buổi chiếu 3D đầu tiên trong lịch sử hạng mục này. Bộ phim cũng tranh tài ở hạng mục Phim tài liệu xuất sắc nhất, song ở hạng mục đó, những người bỏ phiếu bầu vòng đầu tiên sẽ xem phim từ bản DVD 2D.

Như thường lệ, các công ty Mỹ có mặt nhiều nhất trong hạng mục này là Sony Pictures Classics, hiện đang có quyền với bốn trong số các ứng viên nặng ký nhất và có khả năng trở thành đề cử nhất, đó là: In Darkness của Ba Lan, Footnote của Israel, A Separation của Iran và Where Do We Go Now? của Lebanon.

Các thành viên tình nguyện của Viện hàn lâm, chia ra làm bốn nhóm được mã hóa, bắt đầu chiếu các bộ phim từ ngày 14/10 tại Rạp chiếu phim Samuel Goldwyn của viện. Sau mỗi buổi chiếu, những người bầu chọn sẽ cho điểm mỗi bộ phim trong khoảng từ sáu tới 10. Họ sẽ có quyền tiếp cận bảng điểm của mình nếu sau đó họ cân nhắc lại và muốn thay đổi điểm số đã cho.

Khi các buổi chiếu kết thúc vào giữa tháng 1 năm sau và sáu bộ phim có số điểm cao nhất được xác định, một ban điều hành sẽ họp và thêm ba bộ phim nữa vào danh sách để tạo ra danh sách gồm chín bộ phim.

Sau đó, hai ủy ban được lựa chọn cho vòng hai sẽ xem chín bộ phim này trong vòng ba ngày; các lá phiếu của họ sẽ xác định năm đề cử.

Giây phút đăng quang sẽ gọi tên ai?

Dưới đây là danh sách đầy đủ các bộ phim kèm theo tên của các đạo diễn:

Anh: Patagonia, Marc Evans

Ai Cập: Lust (El Shooq), Khaled El Hagar

Albania: Amnesty, Bujar Alimani

Argentina: Aballay, Fernando Spiner

Áo: Breathing (Atmen), Karl Markovics

Ấn Độ: Abu, Son of Adam, Salim Ahamed

Ba Lan: In Darkness, Agnieszka Holland

Bỉ: Bullhead, Michael R. Roskam

Bosnia và Herzegovina: Belvedere, Ahmed Imamovic

Bồ Đào Nha: Jose and Pilar, Miguel Goncalves Mendes

Brazil: Elite Squad: The Enemy Within, Jose Padilha

Bulgaria: Tilt, Viktor Chouchkov Jr

Canada: Monsieur Lazhar, Philippe Falardeau

Chile: Violeta Went to Heaven, Andres Wood

Colombia: The Colors of the Mountain, Carlos Cesar Arbelaez

Croatia: 72 Days, Danilo Serbedzija

Cuba: Habanastation, Ian Padron

Đài Loan: Warriors of the Rainbow: Seediq Bale, Ngụy Đức Thánh

Đan Mạch: Superclasico, Ole Christian Madsen

Cộng hòa Dominican: Love Child, Leticia Tonos

Đức: Pina, Wim Wenders

Estonia: Letters to Angel, Sulev Keedus

Georgia: Chantrapas, Otar Iosseliani

Hà Lan: Sonny Boy, Maria Peters

Hàn Quốc: The Front Line, Jang Jun

Hồng Kông: A Simple Life, Hứa An Hoa

Hungary: The Turin Horse, Bela Tarr

Hy Lạp: Attenberg, Anthin Rachel Tsangari

Iceland: Volcano, Runar Runarsson

Indonesia: Under the Protection of Ka'Bah, Hanny R. Saputra

Iran: A Separation, Asghar Farhadi

Ireland: As If I Am Not There, Juanita Wilson

Israel: Footnote, Joseph Cedar

Italy: Terraferma, Emanuele Crialese

Kazakhstan: Returning to the 'A', Egor Mikhalkov-Konchalovsky

Lebanon: Where Do We Go Now?, Nadine Labaki

Litva: Back to Your Arms, Kristijonas Vidziunas

Macedonia: Punk Is Not Dead, Vladimir Blazevski

Maroc: Omar Killed Me, Roschdy Zem

Mexico: Miss Bala, Gerardo Naranjo

Na Uy: Happy Happy, Anne Sewitsky

Nam Phi: Beauty, Oliver Hermanus

New Zealand: The Orator, Tsui Tamasese

Nga: Burnt by the Sun 2: Citadel, Nikita Mikalhkov

Nhật Bản: Postcard, Kaneto Shindo

Peru: October, Daniel Vega và Diego Vega

Pháp: Declaration of War, Valerie Donzelli

Phần Lan: Le Havre, Aki Kaurismaki

Philippine: The Woman in the Septic Tank, Marlon Rivera

Romania: Morgen, Maria Crisan

Cộng hòa Séc: Alois Nebel, Tomas Lunak

Serbia: Montevideo: Taste of a Dream, Dragan Bjelogrlic

Singapore: Tatsumi, Khâu Kim Hải

Cộng hòa Slovakia: Gypsy, Martin Sulik

Tây Ban Nha: Black Bread, Agusti Villaronga

Thailand: Kon Khon, Sarunyu Wongkrachang

Thổ Nhĩ Kỳ: Once Upon a Time in Anatolia, Nuri Bilge Ceylan

Thụy Điển: Beyond, Pernilla August

Thụy Sĩ: Summer Games, Rolando Colla

Trung Quốc: The Flowers of War, Trương Nghệ Mưu

Uruguay: The Silent House, Gustavo Hernandez

Venezuela: Rumble of Stones, Alejandro Bellame Palacios

Việt Nam: Khát vọng Thăng Long, Lưu Trọng Ninh


Dịch: Xuân Hoa @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Reuters


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi