Bình luận phim

X-Men: Days of Future Past - Ngày mai là hôm qua!

23/05/2014

Chú ý: Có tiết lộ đôi chút nội dung phim.

Phỏng theo truyện tranh kinh điển cùng tên của Chris Claremont, X-Men: Days of Future Past (phát hành ở Việt Nam với tựa X-Men: Ngày cũ của tương lai) chứng kiến những dị nhân ban đầu của màn ảnh rộng (Wolverine, Giáo sư X, Storm, Kitty Pryde, Iceman, Colossus, và kể cả kẻ thù một thời của họ Magneto) và những thành viên mới nhất (Bishop, Warpath, Sunspot, và Blink) sống trong một tương lai hậu khải huyền, ở đó những cuộc săn lùng dị nhân ồ ạt của các Sentinel đã hủy diệt dị nhân một cách hiệu quả, giam cầm những ai sống sót trong các trại tập trung cùng với những con người nào giúp đỡ họ. Lối thoát duy nhất cho X-Men sống còn là cử một người trong số họ quay lại kịp lúc để chấm dứt cuộc tàn sát mở đường cho nạn diệt chủng dị nhân.

Có thể bạn đã biết, truyện tranh đã để Kitty cao niên chuyển ý thức sang cho bản trẻ hơn của bà để cảnh báo đồng đội. Trong phim, lập luận ban đầu là chỉ có Giáo sư X mới đủ khả năng ngoại cảm để làm việc này, nhưng vì ông không thể quán xuyến một hành trình ngược thời gian dài như thế, nên nhiệm vụ được giao phó cho Wolverine.

Tỉnh dậy trong cơ thể trẻ trung hơn của mình ở năm 1973, Logan tìm ra Xavier trẻ (một James McAvoy lôi thôi lết thếch) đã trở thành một phim bản lê dệt của một người mà chúng ta gặp trong X-Men: First Class. Bắt chước sách giải trí của Bruce Wayne trong Dark Knight Rises, Charles đã dành một phần thập kỷ vừa qua tha thẩn trong biệt thự của mình ủ ê nghiền ngẫm thứ ông đánh mất. Người duy nhất vẫn ở cùng anh trong ngôi trường xập xệ giờ đã đóng cửa là Beast (Nicholas Hoult), người có huyết thanh thần kỳ cho chứng liệt của Xavier đã đánh cắp sức mạnh siêu linh của Charles. Nhưng với Charles vậy cũng tốt, ông không còn muốn nghe và chịu đựng những giọng nói đó và đã mất hết hy vọng từ khi mất “em gái” Mystique (Jennifer Lawrence) về phe Magneto (Michael Fassbender).

Mystique trở thành chìa khóa để thay đổi tương lai khi cô đi hành thích người sáng tạo ra các Sentinel là Tiến sĩ Bolivar Trask (Peter Dinklage; trong truyện tranh mục tiêu là Thượng nghị sĩ Robert Kelly). Để giúp truy tầm Mystique, Logan, Xavier, và Beast sẽ cần sự giúp đỡ từ Magneto – bị cầm tù ở tầng hầm Lầu Năm Góc vì vai trò mà hắn bị cáo buộc trong vụ ám sát JFK – và tay đua trẻ đạo chích tên Peter Maximoff (Evan Peters), tức Quicksilver. Từ đây trở thành cuộc đua với thời gian để ngăn chặn Mystique, phục hồi niềm hy vọng của Xavier trẻ, và cứu X-Men thoát khỏi một tương lai bị giết sạch.

Mystique

Đây đúng là câu chuyện đậm tính khoa học-giả tưởng/du hành thời gian với rất nhiều phần cảm động, nên hãy ghi công cho cả đạo diễn Bryan Singer lẫn biên kịch Simon Kinberg vì họ đã cân bằng được mọi yếu tố khá là rối rắm. Có những khoảnh khắc va chạm mà bạn có thể cảm nhận hộp số của cỗ máy cốt truyện khuấy tung lên, nhưng nhìn chung Days of Future Past đã xuất sắc trong việc giữ cho mạch chuyện súc tích và rõ ràng.

Phim cũng có lúc hơi lặp lại khi các nhân vật phải tóm gọn toàn bộ kịch bản "trong một tương lai ảm đạm", một quyết định rõ ràng là để khán giả đại trà hiểu rõ tại sao ai đang làm chuyện gì. Cũng khá ngạc nhiện là các nhân vật phiên bản trẻ thấy sao là chấp nhận vậy tất tật cái chuyện “tôi từ tương lai đến”, nhưng tác giả bài viết này ngờ rằng khi mà vây quanh bạn toàn các dị nhân siêu năng lực nếu một người bảo rằng anh ta đến từ tương lai thì chẳng có gì điên rồ cả.

Cũng như những phim Star Trek hay nhất, Days of Future Past dành cho từng nhân vật chính của phim chuyện quan trọng nào đó để làm. Thật khéo làm cho tất cả những ngôi sao lớn nhất – đặc biệt là Lawrence, nữ diễn viên chưa đóng Hunger Games hay đoạt Oscar lúc ký hợp đồng đóng ba phim X-Men – đều cần thiết cho câu chuyện. Mạch chuyện của Xavier đi từ chỗ thương thân trở thành lãnh đạo đầy hy vọng hiện thân bởi Patrick Stewart thật cảm động, và mặc dù câu chuyện chung là tàn khốc vẫn có sự khôi hài. Đúng vậy, Days of Future Past có lúc buồn cười, với sự hài hước từ cảnh ngộ kiểu Back to the Future của Logan.

Logan (trái) và Xavier

Bất ngờ lớn nhất của phim thực ra là nhân vật từng là đề tài lớn nhất của sự chê bai trên mạng: Quicksilver. Vâng, Quicksilver không chỉ rất cừ, có những lúc anh còn áp đảo màn diễn. Hãy ghi thêm một ví dụ nữa về việc đừng trông mặt bắt hình dong, hay trong trường hợp này là đừng trông vào mấy cái ảnh quảng bá mà đánh giá nhân vật. Cũng ngạc nhiên khi Bolivar Trask của Dinklage hóa ra tầm thường biết bao. Có thể nhân vật này được một diễn viên cừ khôi thủ vai, nhưng Trask không hề là một vai phản diện thuyết phục bất chấp những hiểm họa xung quanh việc hắn sống sót.

Những cảnh hành động được làm tốt, ngay từ cảnh đầu phim ở tương lai khi các dị nhân rơi vào tay Sentinel đến Paris lạnh lùng đến cuộc chiến đỉnh điểm ở Washington D.C. Nhưng cảnh nổi bật nhất là cảnh vượt ngục ở Lầu Năm Góc, cân bằng tuyệt vời giữa hài hước, hiệu ứng thị giác, nhân vật, và căng thẳng.

Days of Future Past có là phần phim siêu nghiệm, làm thay đổi cuộc chơi trong thể loại phim chuyển thể truyện tranh theo cách mà The Dark KnightCaptain America: The Winter Soldier đã làm không? Không, nhưng đây là một bộ phim chắc tay hoàn tất sứ mạng bù đắp lại loạt phim X-Men đã mờ xỉn đi kể từ First Class và tiếp tục trong The Wolverine.

X-Men: Days of Future Past còn cho phép loạt phim này điều chỉnh lại sau khi X-Men: The Last Stand gây thất vọng đồng thời làm dấy lên những câu hỏi lớn về việc X-Men, quá khứ và tương lai, từ đây sẽ đi về đâu.

Quicksilver

Kết luận

X-Men: Days of Future Past là phần phim tham vọng nhất trong chuỗi và cũng là phần phim đáng xem nhất, cho phép ‘fan’ được thấy dàn diễn viên từ cả bộ ba phim đầu lẫn trong First Class chung sức trong một phim phiêu lưu đầy ắp hành động, đầy ắp hiểm nghèo, và dí dỏm bất ngờ. Có lúc Giáo sư X hỏi rằng liệu có thể chỉnh sửa quá khứ để thay đổi tương lai không. Trong trường hợp loạt phim X-Men này, câu trả lời là có.



Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: IGN, Cinema Blend


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi