Tin tức

Trường hợp khó hiểu của những tựa phim giống nhau kỳ lạ

24/04/2020

Never Rarely Sometimes Always không phải là Sometimes Always Never. Nhưng đội ngũ sau hai bộ phim này không cân nhắc đổi tựa. Tại sao?

Dù não nói với bạn điều gì, Never Rarely Sometimes Always không giống với Sometimes Always Never.

Hai poster phản ánh hai phim khác nhau ra sao — trừ cái tựa

Tựa trước (ra rạp ngày 13 tháng 3) là một phim chính kịch theo trường phải tân hiện thực, nhìn vào những trở ngại mà một cô gái Pennsylvania 17 tuổi phải đối mặt để phá thai ở thành phố New York. Cả hai đều là những bộ phim nhỏ, độc lập. Cả hai đều có ngày phát hành vào mùa xuân. Và cả hai đều mong muốn tìm một lượng khán giả riêng biệt, bất chấp chia sẻ cái tựa chồng chéo các từ ngữ được sắp xếp lại.

Nhưng cả hai phim đều không cân nhắc đổi tựa để tránh nhầm lẫn. Tại sao?

Đạo diễn kiêm biên kịch Eliza Hittman ban đầu gọi Never Rarely Sometimes Always đơn giản là A khi cô bắt đầu viết kịch bản vào năm 2012. “‘A’ là gọi tắt của phim phá thai (abortion), như trong The Scarlet Letter,” cô nói. “Tôi đã không nghĩ rằng đó là một tựa đề sẽ gây được tiếng vang với khán giả và tôi biết mình đang tìm kiếm một cái tựa nào có sắc thái hơn.”

Sidney Flanigan trong một cảnh phim Never Rarely Sometimes Always

Tựa phim cuối cùng xuất hiện qua các cuộc trò chuyện của Hittman với các nhân viên Planned Parenthood và đề cập đến câu trả lời khả thi cho một loạt câu hỏi mà nhân viên tư vấn tiếp nhận hỏi các bệnh nhân để đánh giá xem họ có phải là nạn nhân bạo hành của đối tác tình cảm hay không. Ý nghĩa của nó chỉ được làm rõ khi được nói nhiều lần trong một cảnh tình cảm quan trọng trong phim.

“Sự lặp lại có cái gì đó gây ấn tượng với tôi, nhịp điệu và sự lặp lại,” cô nói. “Và rõ ràng, độ thân mật của cuộc trò chuyện. Tôi biết trong tuyến truyện chúng tôi đang xây dựng tới một gần gũi tình dục.”

Never Rarely Sometimes Always ra mắt vào tháng 1 tại Liên hoan phim Sundance, thắng giải đặc biệt của ban giám khảo, và Hittman nói chưa có phản đối nào về lựa chọn tựa phim của cô trong suốt quá trình.

Sam Riley, trái, và Bill Nighy trong Sometimes Always Never

“Rõ ràng, khi nghĩ đến việc sử dụng cái tựa đó tôi đã tìm kiếm trên IMDb để xem liệu có phim nào trùng tựa không và không có gì xuất hiện,” cô nói, nhắc đến trang web cơ sở dữ liệu phim trên mạng. Cô nhớ rằng các giám đốc điều hành từ Focus Feature, đang phân phối bộ phim của cô, đã đề cập đến Sometimes Always Never trong một cuộc họp đầu tiên “nhưng tôi không nghĩ sẽ tạo ra nhầm lẫn. Có vẻ như bộ phim của họ đã được thực hiện một thời gian rồi, vì vậy tôi hơi ngạc nhiên” khi thấy rằng nó được phát hành cùng thời điểm đó.

Bên kia Đại Tây Dương, Sometimes Always Never lặng lẽ ra mắt tại Liên hoan phim London năm 2018 và trên vài thị trường quốc tế. Tựa phim cũng thay đổi từ lúc lên ý tưởng tới lúc phát hành.

Ban đầu được gọi là Triple Word Score, giống tựa cuốn sách của Frank Cottrell Boyce mà bộ phim dựa trên. Nhưng các cuộc thảo luận pháp lý với Hasbro về quyền đối với cụm từ Scrabble khiến nó là một lựa chọn không lý tưởng. Và trong thời gian quay vào năm 2017, đạo diễn Carl Hunter đã cảm thấy xúc động ngay lập tức khi Nighy nói lời thoại, “Đôi khi, luôn luôn, không bao giờ,” với cháu trai trên màn hình khi ông dạy cậu quy tắc cài nút cho bộ vest ba nút (trên cùng: đôi khi, giữa: luôn luôn, dưới cùng: không bao giờ).

Đạo diễn kiêm biên kịch Never Rarely Sometimes Always Eliza Hittman tại Liên hoan phim Sundance 2020

“Tựa phim đã có trong kịch bản từ đầu. Chúng tôi đâu có mới phát hiện ra,” Hunter nói. “Đôi khi bạn đọc các từ ngữ và nghe rất hay, nhưng sau đó khi những từ đó thốt ra từ miệng của một nghệ sĩ, đột nhiên chúng chiếm một thế giới rất khác.”

Khi nghe Nighy nói lời thoại, “tôi rùng mình dọc sống lưng,” anh nói, kể thêm “tôi nghĩ, ‘Đó nên là tựa phim. Triết lý. Sâu sắc. Và thơ mộng.’”

Quá khứ làm giám đốc nghệ thuật cũng đưa Hunter hình dung ra cụm từ trên một poster tiềm năng. “Tôi rất cẩn thận nhìn từ quan điểm của nghệ thuật hình ảnh từ con chữ,” anh nói. “Đối với tôi, tôi có thể thấy ba từ đó, và chúng chiếm một không gian tuyệt vời.”

Không phải ai cũng đồng tình.

“Chúng tôi đã có rất nhiều cuộc thảo luận dài, khó khăn về việc có nên thay đổi tựa phim hay không,” nhà sản xuất Roy Boulter nói. “Có mối quan ngại từ bộ phận marketing rằng đó không phải là một cái tựa dễ nắm bắt — ‘Triple Word Score’ dễ nhớ hơn nhiều so với ‘Sometimes Always Never.’ Nhưng sau đó, bạn sẽ khiến mọi người đi vào rạp chiếu phim nghĩ rằng họ sẽ xem một bộ phim chính kịch xoay quanh Scrabble, và đó không phải nội dung của nó. Cuối cùng là sẽ đỡ rắc rối với Hasbro cho chúng tôi.”

Dù Sometimes Always Never ban đầu được định phát hành vào tháng 10 năm 2019 ở Mỹ, nhà phát hành bên Mỹ, Blue Fox Entertainment, đẩy lùi nó sang tháng 3 rồi cuối cùng là tháng 4 để cố tìm một khung thời gian không cạnh tranh. “Chúng tôi là phim độc lập nhỏ của Anh nên phải cho mình cơ hội lớn,” Boulter nói. “Chỉ có thể có một cơ hội phát hành.”

Jessica Tabin, phó chủ tịch Creative Impact, cho biết tựa dễ nhầm của hai bộ phim là bất lợi — cả khi đứng riêng khi cân nhắc ngày phát hành cách nhau một tháng.

Đạo diễn Carl Hunter (thứ hai từ trái qua) cùng hai diễn viên chính của Sometimes Always Never là Sam Riley (phải) và Bill Nighy (thứ hai từ phải qua) tại Liên hoan phim London

“Thành thật mà nói, không phải tình huống ai cũng có lợi, và tôi cũng ngạc nhiên là không bên nào thay đổi,” Tabin thuộc công ty đã thực hiện các chiến dịch quảng cáo cho Parasite, The Report và các phim khác. “Tôi thực sự cảm thấy như một cái tựa ngắn gọn súc tích luôn luôn có tác dụng. Rõ ràng, không phải bộ phim nào cũng là Lincoln, hay Goodfellas, nên đôi khi phải giải thích một chút về tựa phim. Nhưng đó là vì sao có dòng câu khách ngắn.”

Tabin cũng lưu ý rằng không chỉ là chuyện tựa phim nào có sức hút khi được nói hoặc nhìn thấy trên poster, mà còn là điều có ý nghĩa nhất khi tiếp thị cho những người xem phim tìm hiểu về phim ngày càng nhiều trên điện thoại của họ.

“Một tựa dài dòng sẽ không hiển thị tốt trên màn hình bé nếu lướt qua các tựa phim, hay cho mục đích tìm kiếm khi tìm vé phim,” cô nói.

Never Rarely Sometimes Always và Sometimes Always Never không phải là những phim phát hành năm 2020 có cái tựa đóng vai trò ngoại cỡ trong việc quảng bá và tiếp thu.

Warner Bros. công bố một “thay đổi hiển thị” cho tựa phim ở rạp và các trang bán vé, thành Harley Quinn: Birds of Prey

Tháng 2, sau khi phim truyện tranh có Margot Robbie đóng chính Birds of Prey hụt 12 triệu USD so với kỳ vọng mở màn quốc nội cuối tuần đầu tiên, Warner Bros. công bố một “thay đổi hiển thị” cho tựa phim ở rạp và các trang bán vé, thành Harley Quinn: Birds of Prey. Trong khi bộ phim đúng ra mà nói luôn có tên là Birds of Prey (and the Fantabulous Emancipation of One Harley Quinn), Tabin chỉ ra rằng “không ai nhớ phần trong ngoặc” và nhiều người có lẽ không xâu chuỗi được Birds of Prey là “phim Harley Quinn”.

Trong khi đó, phim chuyển thể Emma của Jane Austen của đạo diễn Autumn de Wilde trong thời gian đó đã được tạo kiểu với một dấu chấm, gây ra nhiều phiền toái cho các biên tập viên rành ngữ pháp. “Bộ phim có dấu chấm sau ‘Emma’, vì nó là một bộ phim cổ trang (chơi chữ period = dấu chấm = thể loại cổ trang),” de Wilde nói với Radio Times ở Anh. (The New York Times đã chọn không sử dụng dấu chấm câu cho rõ ràng.)

“Rất nhiều lần đặt sai dấu chấm câu hoặc tất cả chữ thường hoặc tất cả chữ hoa có thể khiến bạn dừng lại theo cách tốt vì bạn không quen nhìn thấy nó,” Tabin nói. “Nó ở đó là có lý do, và nó khiến bạn có thể muốn nhìn sâu hơn vào nó. Và có lẽ với Never Rarely Sometimes Always, quá trình suy nghĩ khó hiểu đến nỗi làm bạn chú ý.”

Cuối cùng, nó rất khó để đánh giá vai trò của tựa phim trong thành công hay thất bại phòng vé của nó, và có lẽ hai cái tựa song song của Never Rarely Sometimes AlwaysSometimes Always Never thậm chí còn có lợi cho chúng.

“Dù điều đó có làm tôi lo lắng hay không, tôi không chắc lắm,” đạo diễn của Sometimes Always Never Hunter nói. “Trong một cách lạ kỳ, vì bộ phim của Eliza có tựa tương tự, điện thoại đã đổ chuông và mọi người muốn nói chuyện. Vì vậy, có lẽ, thực sự, lại là điều rất hay.”

Dịch: © Phương Hà @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The New York Times