Tin tức

Point Break mong muốn làm mới và nghiêm túc bộ phim kinh điển tượng đài

23/12/2015

Dù có nói gì về phiên bản làm lại của Point Break, ta có thể đồng tình một điều: Những người đứng sau rất nghiêm túc về ý đồ của bộ phim.

Chính thế mà một tối tháng 10 tại phòng chiếu của Time Warner ở New York, đạo diễn bộ phim cùng diễn viên và người đóng thế chính ngồi lại để nói về nội dung họ muốn phiên bản mới truyền tải.

Edgar Ramirez vai Bodhi trong phim hành động gay cấn Point Break của Alcon Entertainment

“Chúng tôi muốn lấy những chủ đề của bộ phim trước và đưa vào thế giới hiện đại,” đạo diễn Ericson Core nói.

“Chúng tôi luôn cảm thấy tinh thần con người bị đe dọa bởi quyền lực, bởi chủ nghĩa vật chất, bởi việc tích lũy của cải,” ngôi sao Edgar Ramirez nói, trong khi Jeb Corliss, chuyên gia nhảy dù BASE và phi công áo dù thực hiện rất nhiều cảnh hành động trong phim, gật đầu đồng tình bên cạnh. “Việc tích lũy của cải của chủ nghĩa vật chất đã đưa ta tới thảm họa.”

Point Break, được Warner Bros. phát hành tại rạp cuối tháng 12, là bản làm lại của Alcon Entertainment bộ phim hành động lướt sóng năm 1991 có Keanu Reeves và Patrick Swayze đóng chính, Kathryn Bigelow đạo diễn, bằng chứng điện ảnh cho thấy trong tất cả các cách kỳ cục bạn mong đợi sự nghiệp của mình đi theo, chúng luôn có thể trở nên kỳ cục hơn.

Bộ phim mới do Core đạo diễn, từng quay phim cho các phim The Fast and the Furious, có sự tham gia của nam diễn viên Venezuela Ramirez và gương mặt mới Luke Bracey.

Keanu Reeves và Patrick Swayze trong bản gốc

Nhóm làm phim nói giữa tầm 20 phút clip từ nhiều cảnh phim. [Lưu ý: phần sau có thể cho biết trước nội dung.] Clip đầu chiếu cảnh Johnny Utah (Brace) mất một người bạn trong tai nạn xe phân khối lớn; tiếp theo là cảnh bảy năm sau khi anh đang cố gắng thành công trong vai trò đặc vụ FBI mới vào nghề.

Cũng như bản gốc, Utah (anh không dùng biệt danh nữa, nhưng tên thật của anh thì cũng thế) thâm nhập một nhóm tội phạm chơi thể thao mạo hiểm dẫn đầu bởi một người đàn ông tuấn tú tên Bodhi. Nhưng động cơ thì lại khác: theo chỉ dẫn của nhân vật của Ramirez, nhóm này như một tổ chức cấp tiến, hoạt động vì môi trường theo kiểu Robin Hood dưới sự dẫn dắt của một bậc thầy người châu Á có thể biểu diễn tám trò nguy hiểm trong khi lấy của người giàu chia cho người nghèo.

Một trong các trò mạo hiểm đó là trên mặt nước; những cảnh lượn sóng trong các khoảnh khắc đậm kỹ xảo trên mặt biển lớn, là một trong những cảnh gợi lại phần gốc.

Không đậm kỹ xảo là đỉnh cao của bộ phim: một cảnh bay trong áo dù với động tác được gọi là bay cự ly gần, khi Utah cùng nhóm của Bodhi lao người từ trên núi xuống và bay cùng nhau ở khoảng cách xa, bất chấp các quy tắc khí động học.

Cảnh nhảy dù đỉnh cao của phiên bản Point Break mới

Tại buổi chiếu, Corliss vẫn không tin cảnh đó đã diễn ra ra sao. “Trước giờ chưa có cảnh nào như thế. Không những bay cự ly gần, vốn rất kinh hoàng và siêu nguy hiểm, bạn còn phải cho mỗi người họ làm tương tự nhau để những áo dù tạo thành một vòng xoáy trôn ốc, cũng nguy hiểm không kém. Điều tuyệt vời về đoạn phim là trông không thật. Nhưng là thật.” Anh lặp lại điều này nhiều lần một cách thích thú.

Core nói thêm là bộ môn thể thao này nguy hiểm nhất thế giới và lấy đi vài tá mạng người mỗi năm.

Những rủi ro này gán gánh nặng vào quá trình sản xuất, dù cũng đã đền bù dần qua những khung cảnh đẹp nín thở.

Trong các yếu tố khác của phim: một diễn viên nổi tiếng thế giới, những lời thoại có vẻ chân thật (“Anh sống chui lủi. Bọn tôi thì không. Bọn tôi sống đường hoàng… theo điều kiện của mình.”) và vài câu bí hiểm kiểu Keanu (“Cưỡi ngọn sóng, biến thành gió.”).

Nhiều điều đã thay đổi kể từ lời gốc của Reeves, bao gồm cả văn hóa thể thao mạo hiểm, mở rộng những khả năng mà một phim mới có thể làm khi đánh bật kỳ vọng của ta về những gì khả thi. Và rồi còn phương diện làm lại. Không như phim Point Break phần đầu, bộ phim mới ra mắt một thế giới đã biết sẵn sự hiện diện và tính cường điệu sẽ có của nó. (Liệu khán giả có dễ dãi yêu thích một phim mới? Nếu không, có thể ăn khách như một phim hành động thuần túy được không?)

Cảnh lướt sóng trong phim

Core nói ông xem chính trị là yếu tố làm khác biệt hai bộ phim. Ông nói về sự gia tăng của các phong trào toàn cầu có từ thời điểm của phần gốc, ra mắt trong thời kỳ thặng dư hậu Reagan.

“Trong phần đầu, họ cướp ngân hàng để lướt sóng mùa hè dài đằng đẵng, để đi theo triết lý riêng,” Core nói. “Để làm điều gì đó tầm thế giới là phải nhìn thế giới theo một hướng khác. Đây là một thời kỳ khác. Những cuộc nổi loạn chống lại những thứ khác.”

Phim phát hành ở Việt Nam với tựa Ranh giới chết.

Dịch: © Phương Hà @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Los Angeles Times