Tin tức

Phim thập niên 2010 học sai bài học từ thành công của Avatar

07/07/2020

Avatar của James Cameron là một thành công làm thay đổi cuộc chơi, nhưng nhiều phim trong thập niên 2010 cho thấy các hãng phim Hollywood đã học sai.

Cảnh từ Avatar 2, có kế hoạch ra rạp vào cuối năm 2021

Mười hai năm sau tác phẩm lãng mạn sử thi Titanic của Cameron trở thành bộ phim đầu tiên kiếm được hơn 1 tỉ USD phòng vé toàn thế giới (thắng 11 giải Oscar cho những nỗ lực của mình, bao gồm cả Phim hay nhất), Cameron trở lại vào năm 2009 với Avatar, một phim bom tấn nguyên tác mà ông đã theo đuổi từ, ít nhất, giữa những năm 1990.

Đó là một canh bạc đắt giá của nhà sản xuất/phân phối Fox, tiêu tốn tới 237 triệu USD để thực hiện chưa tính chi phí quảng bá (nên có khả năng đó là một ước tính thấp) và thâm dụng 3D vào thời điểm mà công nghệ làm phim chưa từng thay đổi từ những năm 1980.

Mặc dù vậy, một lần nữa, Cameron lại là người được cười mãn nguyện; Avatar đã xóa sổ kỷ lục phòng vé của Titanic trên đường làm ra 2,79 tỉ USD và thắng ba giải Oscar, cùng với việc giới phê bình lẫn khán giả nhìn chung đều ca ngợi cách sử dụng CGI và ghi hình chuyển động mang tính cách mạng (kết hợp với kỹ xảo điện ảnh 3D nhập vai và không phô trương) để mang người Na’vi và nhiều cư dân ngoài hành tinh khác của Pandora lên cuộc sống hữu hình trên màn ảnh rộng. Có thể nói chắc rằng, bao người khác trong ngành công nghiệp điện ảnh đã chú ý và tranh nhau tái tạo thành công của Cameron những năm sau đó.

Đa phần Hollywood không để ý rằng cách Cameron và đoàn làm phim của ông tạo ra Pandora bằng kỹ thuật số mới là cái đặc biệt, chứ không phải ở cái việc thế giới Pandora làm bằng vi tính

(Không may là) vì không làm được, nên Hollywood đã rút sai bài học từ toàn bộ trải nghiệm và phần lớn đã hiểu sai vì sao Avatar lại gây được tiếng vang với khán giả theo cách như vậy. Đây cũng không phải loại chuyện ngộ ra khi đã quá muộn màng. Chỉ vài tháng sau khi Avatar ra mắt vào tháng 12/2009, rõ ràng các hãng phim đã không hiểu bộ phim hiệu quả ở những điều gì.

Avatar truyền cảm hứng cho một làn sóng mới (tồi tệ) phim 3D

Nhờ Avatar, 3D không chỉ mốt trở lại, nó xuất hiện khắp nơi vào năm 2010. Vấn đề là, phần lớn các phim 3D phát hành năm đó đã không quay bằng máy quay 3D theo cách mà Avatar được làm và phải chuyển đổi sang định dạng 3D hậu kỳ. Tai tiếng nhất là, với hy vọng thỏa mãn nhu cầu không lường trước được về cảnh tượng 3D, Warner Bros đã gấp rút thực hiện việc chuyển đổi bản làm lại Clash of the Titans và kết quả bị cho là cẩu thả khi bộ phim được công chiếu chỉ bốn tháng sau Avatar.

Với hy vọng thỏa mãn nhu cầu không lường trước được về cảnh tượng 3D, Warner Bros đã gấp rút thực hiện việc chuyển đổi bản làm lại Clash of the Titans (ảnh trên) và kết quả bị cho là cẩu thả khi bộ phim được công chiếu chỉ bốn tháng sau Avatar

Những phim sau đó (như How to Train Your Dragon) đã nhận được điểm cao hơn cho phần 3D, nhưng ngay cả là thế, định dạng này vẫn không thực sự phục vụ mục đích kể chuyện như Avatar, cũng như công nghệ 3D không được tiến lên theo cách có ý nghĩa. Để dành các trường hợp ngoại lệ như TRON: Legacy (trong đó các cảnh trong Lưới được quay 3D, trái ngược với các cảnh trong thế giới thực, được quay 2D) và Saw: The Final Chapter (sử dụng hiệu ứng 3D bật ra như mánh quảng cáo vui nhộn), 3D thường chỉ là cái cớ để các rạp chiếu tính giá vé cao hơn.

Mọi thứ bắt đầu thay đổi một chút sau đó; Pirates of the Caribbean: On Stranger Tides năm 2011 của Disney không thực sự làm bất cứ điều gì tiên phong với 3D (và không phải lúc nào cũng bật lên nhờ định dạng này), nhưng phim thực sự được quay bằng máy quay 3D, như các bom tấn khác được phát hành cùng năm.

Tiếp theo, vào năm 2012 và 2013, Lý An, Baz Luhrmann và Alfonso Cuarón nối gót Cameron và sử dụng 3D để đưa mọi thứ từ đại dương đến vũ trụ rồi những năm 1920 của Mỹ vào cuộc sống sống động và gợi mở trên màn ảnh rộng với những phim lớn như Life of Pi, The Great GatsbyGravity. Mặc dù vậy, một lần nữa, đây là những trường hợp ngoại lệ và không phải là quy tắc, và hầu như mọi bản phát hành 3D khác trong những năm đó là một công việc sau chuyển đổi, vật lộn để làm bất cứ điều gì đáng chú ý với công nghệ. Không có gì ngạc nhiên khi khán giả xem phim bắt đầu không thích 3D, đến mức xu hướng này có tất cả nhưng lại chết yểu tại phòng vé chưa đầy một thập kỷ sau khi Avatar xuất hiện.

Gravity năm 2013

Điện ảnh cố gắng tái tạo lại thế giới CGI của Avatar (và thất bại)

Là một bộ phim mang tính cách mạng công nghệ như vậy, Avatar lại khá tầm thường về cốt truyện và từ lâu đã bị coi là một biến thể khoa học giả tưởng về vị cứu tinh da trắng theo truyền thống kể chuyện của Hollywood (Dances with Wolves là ví dụ nổi tiếng nhất về điều này từ những thập kỷ gần đây). Nhưng về phương diện nào đó, điều này có lợi cho bộ phim khi chiếu rạp, cho phép các sinh vật và bối cảnh CGI được thể hiện chi tiết đến mức đáng kinh ngạc của nó nhận phần lớn sự chú ý từ khán giả nói chung, thay vì cốt truyện hay nhân vật. Vấn đề là, như họ đã làm với 3D, đa phần Hollywood không để ý rằng cách Cameron và đoàn làm phim của ông tạo ra Pandora bằng kỹ thuật số mới là cái đặc biệt, chứ không phải ở cái việc Pandora làm bằng vi tính.

Bởi vậy, đưa bối cảnh kỳ ảo và/hoặc thế giới khác vào cuộc sống bằng kỹ thuật số đã trở thành chế độ mặc định trong làm phim bom tấn hậu Avatar, dẫn đến cả đống phim bom tấn của năm 2010 dường như quên CGI có thể hay hoặc dở, tùy thuộc vào cách bạn sử dụng. Và không như Avatar, rất nhiều phim trong số đó đã không sử dụng tốt CGI (chính là những phim này đây, The Hobbit, Gods of Egypt, v.v...).

Các sinh vật và bối cảnh CGI được thể hiện chi tiết đến mức đáng kinh ngạc của Avatar nhận phần lớn sự chú ý từ khán giả nói chung, thay vì cốt truyện hay nhân vật

Avatar làm thay đổi cách tiếp cận phòng vé Trung Quốc

Ngày nay, gần như ai cũng biết Trung Quốc là thị trường lớn nhất cho các phim bên ngoài Hoa Kỳ, và một số lượng lớn phim ngân sách lớn sẽ bị xịt nếu không làm cho thị trường Trung Quốc Đại Lục. (Chẳng hạn, Warcraft kiếm được hơn một nửa tổng doanh thu 439 triệu USD toàn thế giới chỉ riêng ở Trung Quốc.) Không có gì ngạc nhiên, Avatar là một thành công lớn ở Trung Quốc và giúp mở ra xu hướng phim Hollywood không chỉ phát hành rộng rãi ở Trung Quốc, mà thậm chí còn được điều chỉnh để phù hợp hơn ở đất nước này. Nổi tiếng, Iron Man 3 bản phát hành ở Trung Quốc với những cảnh quay độc quyền dành cho khán giả điện ảnh của nước này vào năm 2013, và những bom tấn sau đó như The Great WallThe Meg là những sản phẩm hợp tác Mỹ-Trung hoàn chỉnh được thiết kế tương tự để thu hút khán giả cả hai bên. Phần tiếp theo Pacific Rim Uprising thậm chí từ bị trì hoãn vô thời hạn thành được bật đèn xanh sau khi Legendary được bán cho Tập đoàn Wanda Trung Quốc vào năm 2016, do phần đầu Pacific Rim rất thành công ở Trung Quốc.

Trong một số trường hợp, điều này đã dẫn đến việc phim Hollywood nuông chìu khán giả Trung Quốc theo những cách kỳ lạ nhất trên đời. Tuy nhiên, nó cũng dẫn đến chuyện kiểm duyệt, với một số bộ phim đã phải cắt giảm các phần có khả năng gây tranh cãi để được chấp thuận phát hành ở nước này. Một số xuất phẩm của người Mỹ gốc Trung Quốc thậm chí bị chỉ trích vì tuyên truyền cho chính phủ Trung Quốc và các giá trị mà Trung Quốc ủng hộ. Avatar không thay đổi cách Hollywood tiếp cận phòng vé Trung Quốc, nhưng nó đóng vai trò thiết yếu trong sự thay đổi đó.

Pacific Rim Uprising thậm chí từ bị trì hoãn vô thời hạn thành được bật đèn xanh sau khi Legendary được bán cho Tập đoàn Wanda Trung Quốc vào năm 2016

Điện ảnh nên học bài học nào từ Avatar

Như thường được chỉ ra trong nhiều năm qua, Avatar ban đầu để lại dấu ấn văn hóa đại chúng nhỏ bé gây tò mò ồ ạt như vậy về một bộ phim bom tấn nổi tiếng. Có thể nói, phần nào có thể đổ lỗi cho câu chuyện lặp lại và thiếu các nhân vật thực sự mang tính biểu tượng, nhưng dường như đó cũng là một tác dụng phụ của Hollywood khi cố gắng lặp lại thành công của mình bằng cách sao chép những gì nó đã làm chỉ ở bề nổi, và không nhận ra Cameron đẩy các công nghệ như CGI như thật và ghi hình chuyển động là chìa khóa thực sự cho sự phổ biến của Avatar.

Công bằng mà nói, có những nhà làm phim đã rút ra những bài học phù hợp từ toàn bộ và dựa trên những gì Avatar đã làm bằng cách sử dụng những công cụ này (kết hợp với 3D) để mở ra khả năng kể chuyện của điện ảnh. Tuy nhiên, nhìn chung, ngành công nghiệp điện ảnh đã không làm được và ngược lại đã tạo ra rất nhiều phim hau háu kiếm tiền từ cơn sốt CGI 3D, nhưng phần lớn bị lãng quên.

Hollywood cố gắng lặp lại thành công của mình bằng cách sao chép những gì nó đã làm chỉ ở bề nổi, và không nhận ra Cameron đẩy các công nghệ như CGI như thật và ghi hình chuyển động là chìa khóa thực sự cho sự phổ biến của Avatar

Đó là điều Hollywood nhìn chung nên suy nghĩ ở thập kỷ mới 2020, khi rốt cuộc Cameron cũng đã chuẩn bị để tung ra thế giới bốn (vâng, bốn) phần tiếp theo Avatar.

Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Screen Rant