Mưa champagne, một chuẩn mực của các cuộc đua Công thức 1, có thể chỉ có
ở đường đua, nhưng tâm trạng tại Apple chắc chắn là rất vui mừng vào
cuối tuần mở màn bộ phim kinh phí lớn F1 mang về cho hãng thành công phòng vé đầu tiên.

Cảnh mưa champgne trong phim, với Brad Pitt (thứ hai từ phải qua)
trong vai Sonny Hayes, tay đua Công thức 1 một thời lừng lẫy đã giải
nghệ buộc phải quay lại đấu trường và Javier Bardem (phải) vai Ruben
Cervantes, ông bầu một đội đua đang bên bờ vực bị bán đi
|
Phim có Brad Pitt trong vai tay đua Công thức 1 một thời lừng lẫy đã
giải nghệ buộc phải quay lại đấu trường, đã thu về 57 triệu đôla Bắc Mỹ
và 146,3 triệu đôla toàn cầu trong tuần đầu công chiếu. Mặc dù
F1
tốn khoảng 250 triệu đôla để sản xuất và cần nhiều vòng đua để có lãi ở
rạp, nhưng doanh thu vé ban đầu này rất đáng khích lệ đối với một phim
bom tấn nguyên tác, hướng đến đối tượng người trưởng thành.
Đây
cũng là chiến thắng Apple rất cần. Sáu năm sau khi gã khổng lồ công nghệ
này tham gia vào lĩnh vực kinh doanh phim ảnh, công ty đã cho ra mắt
những bộ phim chạy theo đạo diễn tác gia kém hiệu quả (bộ phim đắt đỏ
Killers of the Flower Moon của Martin Scorsese,
Napoleon đắt không kém của Ridley Scott) và những phim thất bại bị chỉ trích gay gắt (
Fly Me to the Moon và
Argylle)
nhưng không có phim nào mang tính thương mại. Apple dường như đang xem
xét lại chiến lược làm phim sau khi quyết định cắt giảm thời gian phát
hành rạp của phim tội phạm bị đánh giá nhạt nhẽo
Wolfs năm 2024, có Pitt và George Clooney, để tránh mùi khó chịu của một thất bại điện ảnh nữa.

Sáu năm sau khi gã khổng lồ công nghệ này tham gia vào lĩnh vực kinh
doanh phim ảnh, công ty đã cho ra mắt những bộ phim chạy theo đạo diễn
tác gia kém hiệu quả: bộ phim đắt đỏ Killers of the Flower Moon của Martin Scorsese (ảnh trên, phải)
|
Vì vậy, trong nội bộ công ty ngày càng có cảm giác rằng nếu một bộ phim được khán giả yêu thích như
F1
mà không thành công trên màn ảnh rộng, Apple sẽ buộc phải từ bỏ mảng
kinh doanh phim ảnh để chuyển sang truyền hình, nơi có những thành công
bao gồm
Severance và
Ted Lasso. Mặc dù chiến lược phim
tương lai của Apple sẽ không phụ thuộc vào một bộ phim duy nhất, nhưng
những người trong công ty hiện tin rằng
F1 mang đến cho Apple lý do để ít nhất là tiếp tục theo đuổi hướng đi này.
“
F1
sẽ là bộ phim có doanh thu phòng vé lớn nhất của Apple từ trước đến
nay,” David A. Gross, người điều hành công ty tư vấn điện ảnh
FranchiseRe nói. “Bộ phim này giống với mô hình kinh doanh thành công mà
bao năm Apple đã hình dung và muốn thực hiện.”
Quay trở lại năm
2023, Apple đã cam kết chi 1 tỉ đôla hàng năm làm phim chiếu rạp. Tuy
nhiên, hãng vẫn chưa thực hiện được tham vọng đó. Sau
Highest 2 Lowest
của đạo diễn Spike Lee, sẽ được chiếu trong hai tuần ở rạp vào tháng 8
này thông qua A24, Apple không có phim lớn nào khác trên lịch 2025 hoặc
2026. Một số phim đang trong quá trình sản xuất hoặc phát triển, bao gồm
Mayday, phim phiêu lưu hành động có Ryan Reynolds, và một phim về UFO của đạo diễn
F1 Joseph Kosinski và nhà sản xuất Jerry Bruckheimer.

Napoleon đắt không kém của Ridley Scott (ảnh trên, trái)
|
Trong khi đó, guồng bánh răng đang chuyển động cho phần tiếp theo tiềm năng của
F1, theo các nguồn tin đáng tin cậy.
Liệu
F1
có khuyến khích Apple tiến tới với rạp chiếu phim và vun trồng một dàn
phim mạnh mẽ không? Hay sau hành trình dài và quanh co ba năm để sản
xuất
F1, công ty có xu hướng chậm lại và chọn lọc, chỉ thực hiện một vài
thay đổi lớn với đúng tài sản và đúng người?
Dưới đây là bốn cách Apple có thể phát triển chiến lược phim sau
F1.
Con đường 1: Apple tăng hết tốc lực vào rạp chiếu phimApple
có thể cam kết với màn ảnh rộng theo kiểu Amazon MGM, công ty có kế
hoạch phát hành ít nhất một chục phim mới mỗi năm. Tùy chọn này có thể
yêu cầu Apple xây dựng đội ngũ phân phối, chỉ khả thi nếu công ty đang
tạo ra một dàn phim đầy ắp các bản phát hành rạp. Dù dư dật tiền bạc
Apple cũng không thể biện minh cho việc chi tiền, nguồn lực và nhân lực
để bố trí các văn phòng trên toàn cầu với lịch phát hành chỉ từ một đến
ba phim mỗi năm.

Gian quảng cáo cho F1, phát hành tháng 6 năm 2025, tại Bridgetowne, Manila, Philippines
|
Ưu điểm: Apple có thể kiểm soát chất lượng của mọi khía cạnh trong hoạt
động phân phối của mình — từ tiếp thị đến đặt rạp — từ đầu đến cuối. Về
lý thuyết, các bộ phim ăn khách tại rạp có thể tạo ra hiệu ứng hào quang
để tăng lượng đăng ký thuê bao và tăng lượt xem trên Apple TV+ và thúc
đẩy doanh số bán phần cứng vốn là nhiên liệu cho hoạt động kinh doanh
cốt lõi của công ty.
Rủi ro: Chỉ có năm đến sáu hãng phim có chi
nhánh phân phối toàn cầu lớn là vì phải nỗ lực rất lớn để xây dựng cơ sở
hạ tầng. Ví dụ, Disney, Universal và Warner Bros. có hàng trăm nếu
không muốn nói là hàng nghìn nhân viên làm việc tại các văn phòng khu
vực trên toàn thế giới để xử lý hoạt động tiếp thị, quảng cáo và phân
phối phim tại các vùng lãnh thổ từ Trung Quốc đến Anh đến Các Tiểu vương
quốc Ảrập Thống nhất. Tất nhiên, với một Apple có giá trị vốn hóa thị
trường 3 nghìn tỉ đôla thì tốn kém cỡ nào mà không chịu nổi chứ, nhưng
công ty này đâu ở trong lĩnh vực làm ăn của các quyết định tài chính
liều lĩnh. Ngay cả Amazon MGM, sau một vài năm xây dựng chi nhánh phân
phối trong nước, cũng đang hợp tác với Sony để triển khai các phim sắp
ra mắt toàn thế giới. Hơn nữa, ai muốn trở thành mục tiêu bị săm soi ở
phòng vé?
Khả năng: Không nhiều lắm… ít nhất là trong tương lai gần.

F1 tốn khoảng 250 triệu đôla để sản xuất. Ảnh: Tay đua 7 lần vô địch
Công thức 1 Lewis Hammilton (giữa) và Brad Pitt trên trường quay
|
Con đường 2: Apple tùy cơ ứng biến với các dự án đam mê một lầnAi
nói Apple muốn trở thành Disney tiếp theo chứ? Apple chắc chắn có đủ
khả năng để chọn lọc các dự án, chỉ chọn làm việc với đạo diễn hàng đầu
và ngôi sao lớn trong các bộ phim đáp ứng một số tiêu chí nhất định. Và
rõ ràng sẵn sàng trở thành người trả giá cao nhất để thu hút nhân tài.
Theo hướng của
F1, hãng phim có thể tiếp tục tài trợ một hoặc
hai phim mỗi năm phù hợp với các giá trị và sáng kiến của công ty (trong
trường hợp của
F1, một số cảnh quay được quay bằng cùng công
nghệ máy ảnh có trong những chiếc iPhone mới nhất). Nếu Mattel có kế
hoạch làm một bộ phim về trò chơi bài Uno, ai nói AirPods không thể là
ngôi sao màn ảnh rộng tiếp theo?
Ưu điểm: Apple không phải đầu tư
nhiều tiền vào việc phân phối, trong trường hợp tham vọng chiếu rạp
trong tương lai của công ty không thành công. Đúng, Apple có đầy tiền,
nhưng danh tiếng là mặt hàng lớn nhất của công ty. Vì vậy, hãng phim
không muốn gắn với những bộ phim thất bại. Con đường này sẽ cho phép
Apple trở nên cực kỳ kén chọn trong khi vẫn giữ được phong cách mà CEO
Tim Cook miêu tả là “người làm công cụ”, khi chia sẻ với
Variety
trong một bài báo chuyên trang gần đây rằng “chúng tôi tạo ra công cụ
cho những người sáng tạo để trao quyền cho họ làm những việc mà trước
đây họ không thể làm.”
Rủi ro: Nếu không có đội ngũ phân phối,
Apple sẽ phải dựa vào các hãng phim khác (trong đó có Paramount, Sony,
Universal và Warner Bros.) để đưa phim của mình ra rạp. Tuy nhiên, vẫn
có nguy cơ các đối tác phân phối sẽ tiêu đời, không kiếm được tiền khi
phim của Apple không hòa vốn ở phòng vé.

Danh tiếng là mặt hàng lớn nhất của Apple. Vì vậy, hãng phim không muốn gắn với những bộ phim thất bại
|
Để đổi lấy nỗ lực phân phối, các đối tác nhận được khoản phí tượng trưng
là 7-12% trên tổng doanh thu toàn cầu của bộ phim. Nhưng trong trường
hợp của
Argylle (Universal),
F1 (Warners) và
Napoleon cùng
Fly Me to the Moon
(Sony), các hãng phim đang chia sẻ chi phí tiếp thị trả trước với
Apple, có thể lên tới 50 đến 75 triệu đôla mỗi hãng phim cho mỗi bộ
phim. Đó là số tiền lớn cho những phim như
Argylle và
Fly Me to the Moon,
vốn không đạt được 100 triệu đôla hoặc thậm chí là 50 triệu đôla phòng
vé toàn cầu (hãy nhớ rằng, các rạp chiếu cũng giữ một nửa doanh thu bán
vé). Và vì các bản phát hành rạp đang đổ bộ vào Apple TV+ sau khi rời
khỏi màn ảnh rộng, thay vì đến Peacock, HBO Max hoặc Paramount+, nên
cũng không có nhiều động lực hạ nguồn cho các hãng phim khác.
Khả năng: Rất… ít, nhất là trong tương lai gần.
Con đường 3: Apple tận dụng tối đa dịch vụ phát trực tuyếnHãy
gọi đó là hiệu ứng Netflix. Apple có thể đi theo con đường của gã khổng
lồ phát trực tuyến và trao cho các bộ phim thời gian trình chiếu tại
một số rạp chọn lọc trong vài tuần để đủ điều kiện tranh giải thưởng,
thay vì phát hành phim chiếu rạp toàn cầu. Rốt cuộc, Apple đã trở thành
dịch vụ phát trực tuyến đầu tiên mang về giải Oscar danh giá phim hay
nhất cho
CODA, một bộ phim mà hầu hết mọi người chỉ xem trên
Apple TV+. Điều đó sẽ kéo theo nhiều phim uy tín hơn và ít phim bom tấn
thu hút khán giả hơn trong tương lai.

Apple đã trở thành dịch vụ phát trực tuyến đầu tiên mang về giải Oscar danh giá phim hay nhất cho CODA, một bộ phim mà hầu hết mọi người chỉ xem trên Apple TV+
|
Ưu điểm: Con đường này cho phép Apple tránh sự săm soi ở phòng vé. Công
ty có thể chi bao nhiêu tùy thích để thu hút các nhà làm phim và ngôi
sao mà không phải lo lắng thất bại tài chính đáng xấu hổ làm hoen ố
thương hiệu của mình. Apple hiện vẫn chưa tiết lộ số lượng thuê bao hoặc
kết quả tài chính của Apple TV+, mà công ty này đưa vào phân khúc “Dịch
vụ” cùng với doanh thu từ âm nhạc, trò chơi và App Store.
Rủi
ro: Chiếu rạp là điểm nghẽn đối với các đạo diễn lớn như Christopher
Nolan và Greta Gerwig, và màn ảnh rộng giúp Apple khác biệt với Netflix,
vốn không cấp phép phát hành phim theo cách truyền thống. Và, vì quán
quen thuộc Netflix, hầu hết các chủ rạp chiếu phim không muốn làm việc
với một công ty coi doanh nghiệp của họ là lỗi thời. Thế nên các nhà
điều hành rạp chiếu phim có thể từ chối phát phim của Apple nếu công ty
không cam kết phát hành toàn quốc. (Tất nhiên, Apple có thể mua một rạp
chiếu phim như Netflix đã làm với Egyptian ở Los Angeles và Paris
Theater ở New York). Nhưng cái dở là, có nguy cơ Apple sẽ khiến các bộ
phim của mình chìm vào quên lãng. Nhiều người đã nói về
F1 hơn là từng thảo luận về các tựa phim của Netflix như
The Electric State,
Red Notice hoặc
The Gray Man. Và nếu bạn chưa bao giờ nghe nói đến
Fountain of Youth,
một cuộc phiêu lưu cướp bóc thân thiện với trẻ em do John Krasinski và
Natalie Portman dẫn dắt mà Apple đã phát trực tuyến vào tháng 5, thì
không ai trách bạn đâu.
Khả năng: Có lẽ là không, trừ phi Apple không quan tâm đến việc hợp tác với những Spielberg hoặc Nolan trên đời này.

Nếu bạn chưa bao giờ nghe nói đến Fountain of Youth, một
cuộc phiêu lưu cướp bóc thân thiện với trẻ em do John Krasinski và
Natalie Portman (ảnh) dẫn dắt mà Apple đã phát trực tuyến vào tháng 5,
thì không ai trách bạn đâu
|
Con đường 4: Apple mua một hãng phim HollywoodVới dự trữ
tiền mặt 30 tỉ đôla, Apple có thể mua một hãng phim lớn hoặc thư viện
giải trí. Bao năm nay thiên hạ đã đồn đoán Apple có thể mua Disney nhưng
thực tế là rất nhiều hãng phim khác (gồm cả Lionsgate hoặc Warner
Bros.) sẽ háo hức bán mình hơn.
Ưu điểm: Thực hiện kiểu mua như
vậy có nghĩa là có được kho vũ khí sở hữu trí tuệ cũng như chuyên gia
nội bộ về phát triển và phân phối phim. Rồi là lợi nhuận bất ngờ đến từ
việc sở hữu các thư viện phim lớn, tạo ra doanh thu từ việc cấp phép các
bộ phim lưu kho đã lâu.
Rủi ro: Cho đến nay, Apple đã chọn không
viết loại séc lớn như vậy vì Cook cảm thấy nó đi ngược lại với bản chất
của công ty. “Tôi biết đó là cách làm mau chóng, nhưng rốt cuộc tôi cảm
thấy không giống Apple,” Cook nói với
Variety. “Apple nên có
thứ gì đó mà chúng tôi dành hết tâm huyết vào.” Thêm nữa, việc mua một
tổ chức đi kèm với những rắc rối về mặt tổ chức; có những khía cạnh vụng
về và lỗi thời của ngành kinh doanh phim ảnh — nghĩa là có rất nhiều lý
do khiến Apple không muốn gánh vác gánh nặng tài chính và tổ chức.

Sau Highest 2 Lowest của đạo diễn Spike Lee, sẽ được chiếu
trong hai tuần ở rạp vào tháng 8 này thông qua A24, Apple không có phim
lớn nào khác trên lịch 2025 hoặc 2026
|
Khả năng: Đợi gặp đúng duyên đi vậy…
Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Variety