Nhân vật & Sự kiện

Phim thần thoại lịch sử Hàn Quốc chỉ là xu hướng thoáng qua?

16/01/2013

Phim lịch sử lãng mạn Hàn Quốc là viên gạch nền của truyền hình nước này.

Thay vì phát triển còi cọc theo năm tháng, thể loại này vẫn còn sống động và thú vị nhờ một phần vào Jewel in the Palace (từng phát sóng ở Việt Nam với tên Nàng Dae Jang Geum), thành công lớn tại Hàn Quốc và toàn cầu.

Tuy những phim như Jewel in the Palace là yếu tố chủ chốt của thị trường phim truyền hình lịch sử ngày nay, nhưng không phải chỉ có các phim này khiến khán giả hứng thú với lịch sử được dựng thành phim.

Nhờ làn sóng Hàn nuôi dưỡng danh tiếng của thể loại phim truyền thống này ở nước ngoài mà việc kết hợp phim cổ trang mới bén rễ ở thế kỷ 21.

Nổi bật nhất là The Legend (2007), bộ phim thần thoại dựa trên chuyện có thật nổi tiếng với ngôi sao làn sóng Hàn Bae Yong Joon, đã giúp lát đường cho thể loại mới từ công thức phim cổ điển.

Một số phim xuất sắc khác bao gồm Iljimae (2008) với Lee Jun Ki trong vai anh hùng đeo mặt nạ và The Slave Hunters (2010) đậm chất hành động, đã bám sát truyền thống bằng cách đứng vững trên thực tế nhưng phá vỡ quy tắc bằng những pha võ thuật phóng đại và sự táo bạo gần như trần trụi, gai góc không giới hạn.

Cả Iljimae lẫn The Slave Hunters lần lượt được sản xuất và đồng sản xuất bởi Chorokbaem Media.

Mùa thu 2012 Chorokbaem trở lại với một phim thần thoại kết hợp khác là Jeon Woo Chi.

Cảnh trong phim Jeon Woo Chi

Với thành tích trong quá khứ của công ty, mọi thứ có vẻ hứa hẹn với phim truyền hình phát sóng từ ngày 20/12 này.

Một lần nữa, vì sự lãnh đạm của khán giả đối với những phim lịch sử kết hợp gần đây, Jeon Woo Chi có lẽ không chắn chắn thành công.

Phim thần thoại lịch sử The Great Seer, hiện đang phát sóng vào mỗi thứ hai và thứ ba thất bại trong việc đạt tỷ suất xem đài cao.

Những phim lịch sử kết hợp khác như The Great Doctor Tale of Arang cũng vật lộn để giành lượng người xem đông nhất lần lượt vào giờ chiếu của mình.

Trong khi đó, phim lãng mạn lịch sử cổ điển The King’s Doctor của đạo diễn Lee Byung Hun (Jewel in the Palace) đang chiếm giữ tỷ suất người xem hàng đầu vào khung giờ tối thứ hai và thứ ba.

Người xem rõ ràng bị hút vào câu chuyện có thật về vị bác sĩ thú y trở thành ngự y Baek Gwang-hyun (Cho Seung-woo đóng) ở triều đại Joseon.

"Tôi nghĩ phim lịch sử lãng mạn kết hợp chỉ là một kiểu xu hướng thoáng qua," Park Bo Kyung, trưởng nhóm chế tác thuộc công ty Kimjonghak, đồng sản xuất The King’s Doctor, cho biết.

"Phim lịch sử truyền thống luôn bền vững, nhưng liệu phim lịch sử kết hợp có biến mất sau một thời gian?"

Đạo diễn Lee Byung Hun là bằng chứng sống cho sức bền của phim lịch sử lãng mạn cổ điển và ưu thế của chính anh trong thể loại này.

Sau Jewel in the Palace (2003), Lee Byung Hun tiếp tục gây tiếng vang với Lee San, Wind of Palace (2008), Dong Yi (2010) và giờ là The King’s Doctor.

Cảnh phim Nàng Dae Jang Geum

Dựa theo những gì Park Bo Kyung của công ty Kimjonghak Production tiết lộ về dự án mới nhất của đạo diễn Lee Byung Hun, việc sắp đặt bối cảnh, đạo cụ và câu chuyện xác thực hết mức có vẻ đóng vai trò quan trọng khiến bộ phim trở nên sống động.

Theo Park Bo Kyung, kể cả những cảnh châm cứu cũng do bác sĩ thật thực hiện.

Thực tế đã thành công, và không chỉ đối với Lee Byung Hun. Những phim lịch sử truyền thống khác như Prince of the Legend (2006) và The Great Queen Seondeok (2009) cũng thành công vang dội.

Đúng vậy, đương nhiên lịch sử có sức thu hút riêng. Trên hết, một điều đáng khích lệ của việc biết rằng những anh hùng thầm lặng trong câu chuyện này thực tế đã tồn tại, thực sự trải qua gian khó và nhận ra ước mơ của mình.

Nhưng liệu điều đó có nghĩa là không còn chỗ dành cho thần thoại?

Khi khán giả bị cuốn hút vào câu chuyện về một vị vua hư cấu thời Joseon trong Moon Embracing the Sun (2012), rõ ràng những phim cổ trang phi lịch sử cũng thành công.

Nhân vật chính không cần phải là một hình tượng thực tế trong sách mới khiến người xem hoàn toàn tin vào câu chuyện.

Song, trong thế giới thần thoại, Moon Embracing the Sun lại quá dè dặt. Đây là phim hư cấu nhưng bối cảnh và nhân vật lại giữ vững như thực tế. Các nữ pháp sư sử dụng phép thuật rất ít và các cảnh võ thuật trên không được tối thiểu hóa.

Moon Embracing the Sun

Ngược lại, Jeon Woo Chi, phim lãng mạn kết hợp thời Joseon ngập tràn các anh hùng và kẻ phản diện dùng phép thuật, do đó phải cần tới hiệu ứng đặc biệt.

Bên cạnh hành động dùng dây, đồ họa vi tính cũng là một phần của phim sắp tới này.

"Nếu không mạnh dạn thực hiện, một cảnh dùng đồ họa vi tính có thể trở nên cực kỳ ngớ ngẩn," nam diễn viên Cha Tae Hyun của Jeon Woo Chi nói trong buổi họp báo phim hôm 13/12. "Cho nên khi tôi ném jangpung (các cơn gió từ trong tay) tôi phải nghiêm túc tin rằng mình đang làm như thật."

Bạn diễn của anh trong Jeon Woo Chi Lee Hee Jeon tiết lộ ban đầu anh rất ngại ngùng khi bắt đầu quay những cảnh mà hiệu ứng máy tính sẽ được thêm vào sau đó.

Đạo diễn Kang Il Soo nói, "Cách xử lý kỹ xảo vi tính rất quan trọng đối với phim thần thoại."

Nói về lần đầu tiên thực hiện một phim lịch sử kết hợp lãng mạn, Kang cho biết thêm, "Đây là nỗ lực mới của tôi trong vai trò đạo diễn nên ban đầu tôi đã vấp phải nhiều khó khăn."

"Phim thần thoại cổ trang không phải thể loại dễ làm, nhưng tôi nghĩ chúng khuyến khích sự gia tăng liên tục những thử thách và thử nghiệm," Kang Il Soo nói.

Dịch: © Thái Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Korea Herald


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi