Nhân vật & Sự kiện

Phim cổ trang Trung Quốc: Đẹp nhưng không dễ

26/03/2015

Phim cổ trang Trung Quốc, như Võ Tắc Thiên truyền kỳ hay Hậu cung Chân Hoàn truyện, luôn có sức hút lớn đối với lượng khán giả đông đảo. Một số phim còn nổi tiếng hơn khi được phát sóng ở nước ngoài. Tuy nhiên, để làm ra được một bộ phim cổ trang hay phải tốn rất nhiều công sức, tiền bạc và thời gian.

Phim cổ trang Trung Quốc luôn có sức hút mãnh liệt với vô số khán giả Đại lục [Ảnh: qq.com]

1. Đạo cụ và phục trang

Ở hầu hết các trường hợp, phải cần thêm xe tải để di chuyển đạo cụ trong phim cổ trang nếu so với phim thường; vì thể loại này thường cần nhiều đạo cụ hơn.

Để thu hút sự chú ý của khán giả, phải đầu tư rất nhiều cho phục trang và đạo cụ. Chẳng hạn như Võ Tắc Thiên truyền kỳ, với vai chính kiêm nhà sản xuất Phạm Băng Băng, riêng cô có hơn 260 bộ trang phục và hơn 3.000 bộ cho cả dàn diễn viên; và đắt nhất là bộ long bào trị giá hơn 500.000 nhân dân tệ (tương đương 80.000 USD).

Phạm Băng Băng, trái, trong vai Võ Tắc Thiên, và Lý Trị Đình trong vai Đường Cao Tông [Ảnh: qq.com]

2. Hóa trang

Đa số phụ nữ Trung Quốc trong phim cổ trang có mái tóc đen huyền, da trắng như tuyết và đôi mắt to ấn tượng. Tuy nhiên, thường phải tốn hàng giờ trang điểm.

Phạm Băng Băng vào vai Võ Tắc Thiên từ lúc trẻ đến già, thường tốn bảy giờ đồng hồ để hóa trang thành bà lão. Không những thế, vì phim quay vào tháng 8 nên cô luôn ướt đẫm mồ hôi do lớp hóa trang và những bộ cánh nặng nề.

Cô đóng vai Võ Hậu từ thời trẻ đến già [Ảnh: qq.com]

3. Phong thái

Cách ăn nói, đi đứng của người Trung Quốc xưa có khác biệt cực lớn so với thời hiện đại. Họ ứng xử đúng với địa vị xã hội của mình.

Nam diễn viên Hồng Kông Lý Trị Đình vào vai Đường Cao Tông hoàng đế phải trải qua khóa huấn luyện nghi thức tám tiếng mỗi ngày suốt hai tháng trước khi bắt đầu quay phim.

Nữ diễn viên Tôn Lệ, đóng vai Chân Hoàn trong Hậu cung Chân Hoàn truyện, đã mượn một đôi hài cao gót độc đáo thời nhà Thanh mà cô mang trong phim để tập đi ở nhà một tháng trước khi bấm máy. Dù vậy, cô thường bị ngã hoặc trật mắt cá chân do nhiều con đường được lát sỏi.

Để hiểu thêm về vai diễn, diễn viên còn phải học về lịch sử ở thời mà nhân vật sống.

Một đôi hài cao gót độc đáo thời nhà Thanh [Ảnh: meipaitu.com]

4. Lời thoại

Cấu trúc câu và từ ngữ của tiếng Phổ thông hiện đại rất khác so với thời xưa. Do đó, hầu hết các diễn viên đều vấp phải khó khăn rất lớn để hiểu được lời thoại, chứ đừng nói đến việc ghi nhớ chúng.

"Đầu tôi trống rỗng khi đọc kịch bản," Lý Trị Đình kể về lúc anh nhìn thấy kịch bản phim đầy từ hiếm và những đoạn thoại dài.

"Thế là tôi bắt đầu lặp đi lặp lại lời thoại khoảng hai tháng trước khi bấm máy. Càng đọc nhiều tôi càng tìm được cách hiểu chính xác nhất," nam diễn viên nói thêm.

Cấu trúc câu và từ ngữ của tiếng Phổ thông hiện đại rất khác so với thời xưa -
cảnh trong phim
Hậu cung Chân Hoàn truyện [Ảnh: cnhuadong.net][/center]

5. Kinh phí

Võ Tắc Thiên truyền kỳ của hãng phim Phạm Băng Băng tiêu tốn hơn 300 triệu nhân dân tệ (gần 50 triệu USD). Với con số đó, đây được cho là một trong những phim truyền hình đắt nhất lịch sử Trung Quốc, đánh bại kỷ lục 280 triệu nhân dân tệ trước đó của Tùy Đường anh hùng (2013).

Chiếc long bào trị giá hơn 500.000 nhân dân tệ (tương đương 80.000 USD)
trong
Võ Tắc Thiên truyền kỳ [Ảnh: qq.com]



Dịch: © Thái Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: CriEnglish.com