Tin tức

Cơn cuồng Trung Quốc của Hollywood mới chỉ bắt đầu - và đây là lý do tại sao

21/03/2017

Với việc doanh thu phòng vé Trung Quốc chẳng mấy nữa có thể vượt mặt Mỹ, Hollywood đang tăng cường tập trung vào khán giả Trung Quốc và kiểm duyệt của Bắc Kinh. Aynne Kokas, tác giả Hollywood in China, giải thích những gì ta đã có.

Với việc thị trường truyền thông Trung Quốc phát triển, các công ty truyền thông nước ngoài sẽ cần tăng cường xem xét thị trường Trung Quốc đầu tiên khi phát triển nội dung.

Trải nghiệm Người Sắt mở màn ở Công viên Disney Hồng Kông tháng 1/2017

Sẽ là một rủi ro kinh tế lớn khi thị trường Trung Quốc mạnh như vậy mà các nhà sản xuất Hollywood lại làm ngơ sở thích của khán giả và các nhà quản lý điện ảnh Trung Quốc. “Sản xuất tại Trung Quốc” sẽ là một chiến dịch quảng cáo chứ không phải một cách giảm chi phí. Nếu thị trường tiếp tục đà tăng, thay vì đơn thuần sản xuất ở Trung Quốc, sẽ ngày càng nhiều những xuất phẩm mới sản xuất cho Trung Quốc.

Tập trung nhiều hơn vào thị trường Trung Quốc trong quá trình phát triển có nghĩa là khả năng sẽ có thêm nhiều nội dung liên quan tới Trung Quốc cho khán giả toàn cầu. Mặt tích cực của các xuất phẩm Hollywood sản xuất cho Trung Quốc là có thể đa dạng hóa câu chuyện mà các hãng phim Hollywood sản xuất, cũng như con người được giới thiệu trên màn ảnh. Tuy nhiên tập trung hơn vào thị trường Trung Quốc cũng có thể trao đặc quyền cho những nội dung được giới chức có thẩm quyền dễ dàng chấp nhận hơn. Kết quả là, việc thích ứng với thị trường Trung Quốc của Hollywood có thể làm chuyển dịch đáng kể loại hình truyền thông được sản xuất ra – không chỉ cho Trung Quốc mà cả những thị trường toàn cầu khác nữa.

Captain America: Civil War thể hiện Avengers sử dụng điện thoại di động Vivo của Trung Quốc

Làm cho xu thế này còn mạnh hơn, nguồn vốn ra nước ngoài từ Trung Quốc đã bắt đầu có ảnh hưởng thực sự ở Hollywood. Hollywood đang là một địa điểm ngày càng thu hút đầu tư truyền thông từ các công ty Trung Quốc vào các dự án riêng lẻ, các cơ sở đóng ở Mỹ, và kể cả vào toàn bộ hãng phim.

Alibaba được biết có đầu tư vào bộ phim năm 2015 của Hollywood Mission: Impossible – Rogue Nation. Tập đoàn Điện ảnh Trung Quốc (China Film Group) cũng có liên quan trong vai trò nhà đầu tư vào sản phẩm phá kỷ lục Furious 7. Hãng giải trí và công nghệ Trung Quốc LeTV đã mở văn phòng ở Mỹ đóng tại Los Angeles năm 2015. Tháng 4/2015, hãng phim Trung Quốc Hoa Nghị Huynh Đệ ký thỏa thuận với công ty giải trí STX của Mỹ để hợp tác sản xuất và phát hành từ 12 đến 15 phim. Tháng 1/2016, Tập đoàn Dalian Wanda mua lại Legendary Pictures, đánh dấu công ty đầu tiên của Trung Quốc sở hữu một hãng phim Hollywood.

Thay vì sản xuất ở Trung Quốc, các xuất phẩm của hãng phim Hollywood sẽ ngày càng được Trung Quốc sản xuất nhiều hơn – hay đúng ra là bởi các công ty Trung Quốc đầu tư ở Hollywood.

Đừng ngạc nhiên thấy ngôi sao Trung Quốc trong phim Hollywood ngày càng nhiều. Ví dụ Rogue One: A Star Wars Story thể hiện nổi bật Chân Tử Đan và Khương Văn của Trung Quốc — có lẽ là một chiến lược để khắc phục sự hưởng ứng yếu của khán giả Trung Quốc với Star Wars: The Force Awakens

Nếu việc đầu tư vào Hollywood của Trung Quốc tăng, chính phủ Trung Quốc sẽ đỡ phải thích nghi theo vốn tư bản Hollywood và đầu tư kỹ thuật ở Trung Quốc. Khi mà việc phát hành chuyển sang hạ tầng kỹ thuật số qua mạng nhiều hơn, cơ chế khuyến khích hợp tác Trung Quốc với Hollywood có khả năng chuyển từ hợp tác thành cạnh tranh. Vai trò ngày càng tăng của các hạ tầng kỹ thuật số trong phân phối truyền thông đang vào thế làm giảm tác động tiềm tàng của các công ty Mỹ lên thị trường truyền thông Trung Quốc.

Ngược lại, đầu tư về truyền thông của Trung Quốc ở Mỹ không hề có dấu hiệu giảm.

Tùy quy mô, FDI của Trung Quốc có thể tái định hình cách hiểu về sự thống trị văn hóa toàn cầu của ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ, mở rộng triệt để điều mà nhà phê bình văn hóa Rey Chow gọi nền điện ảnh Trung Quốc “trở nên-hiển thị” với khán giả toàn cầu.

Vương Kiện Lâm, giữa, chủ tịch Tập đoàn Dalian Wanda, với Thomas Tull, phải, giám đốc điều hành Legendary Entertainment, tại buổi công bố thương vụ thâu tóm của họ ở Bắc Kinh ngày 12/1/2016

Như người viết đã lập luận, mối quan hệ của Hollywood với Trung Quốc đã bắt đầu để lại dấu ấn toàn cầu lớn lao, kết quả của sự hợp tác trên nhiều dự án phim kinh phí lớn cùng các công viên giải trí phá kỷ lục và đầu tư vào các hãng phim. Giấc mộng Trung Hoa và nhà máy giấc mơ Hollywood đã trở nên thắt chặt hơn bao giờ hết khi mà các hãng truyền thông Trung Quốc mở rộng sang Mỹ, và các yếu tố truyền thông cũng như công nghệ tiếp tục hội tụ. Nhưng Trung Quốc và Hollywood sẽ vẫn cạnh tranh sự thống trị toàn cầu.

Song song với đó, khi mà các quy định về nội dung của Trung Quốc trở nên quan trọng hơn với các sản phẩm truyền thông quốc tế, văn hóa truyền thông thương mại toàn cầu có thể trở thành đối tượng cho những hạn chế về nội dung khắt khe hơn hơn mà những nhà sản xuất nước ngoài có khi lại tình nguyện đồng ý bởi tham vọng thâm nhập thị trường Trung Quốc.

Hợp tác tiến triển giữa nhà máy giấc mơ Hollywood và giấc mộng Trung Quốc có thể đẩy bay nội dung từ những khu vực khác hay trong loại hình ít tính thương mại hơn, do đó làm giới hạn chứ không phải làm mở rộng các loại hình giải trí này tới công chúng toàn cầu.

The Great Wall, xuất phẩm hợp tác Trung-Mỹ mới nhất và lớn nhất tính đến nay

Mặc dù có vẻ bị cuốn theo cơn gió của điều không thể tránh được, hợp tác Hollywood-Trung Quốc vẫn rất khó đoán. Khoan xét đến kết quả cuối cùng, những màn trình diễn thị giác hoành tráng dưới dạng sự kiện thảm đỏ, công viên giải trí và các phim bom tấn đang chỉ càng kịch tính hơn khi Hollywood và Trung Quốc đàm phán các thương hiệu truyền thông toàn cầu của họ.

Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Business Insider