Tin tức

12 năm nô lệ dạy Hollywood rằng phim hay, phức tạp vẫn đáng làm

21/05/2014

Có lẽ chẳng ngạc nhiên khi 12 năm nô lệ / 12 Years a Slave, bộ phim nổi tiếng dựa trên câu chuyện có thật của một người đàn ông da đen tự do bị bán trở thành nô lệ vào những năm 1849, đoạt giải phim xuất sắc nhất của Viện Hàn lâm.

Chiwetel Ejiofor, phải, trong vai Solomon Northup, một người da đen tự do bị bắt cóc và bị bán làm nô lệ

Phim còn nhận được nhiều lời khen ngợi của giới phê bình nhờ vào diễn viên chính, đạo diễn và biên kịch (tất cả đều đươc đề cử giải Oscars). Bên cạnh đó, Ellen DeGeneres, người dẫn chương trình đã nói đùa vào đầu buổi lễ trao giải rằng, những nhà bầu chọn của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật điện ảnh chỉ có hai lựa chọn: Hoặc là dành vinh dự cao nhất cho 12 năm nô lệ, hoặc tự nhận mình là kẻ phân biệt chủng tộc.

Không phải là phim dễ chịu, 12 năm nô lệ là miêu tả tàn bạo không ngừng thời kỳ rối loạn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Điều đáng chú ý là bộ phim được làm tất tật với chỉ 22 triệu đôla, đã nhận được sự quan tâm lớn và gặt hái doanh thu đáng nể 50 triệu đôla ở Bắc Mỹ và thêm 90 triệu đôla từ thị trường quốc tế. Được quảng cáo là tác phẩm đoạt giải Oscars sẽ góp phần tăng doanh thu, đặc biệt khi người xem lo ngại bị áp lực bởi chủ đề của bộ phim diễn ra trên màn ảnh lớn có thể xem trên màn ảnh nhỏ tại gia.

Đạo diễn và nhà sản xuất Steve McQueen chụp ảnh trong phòng họp báo với tượng vàng Oscar Phim xuất sắc nhất cho 12 Years a Slave [Ảnh: Jason Merritt / Getty Images]
Những năm gần đây, việc các hãng phim lớn của Hollywood không thích mạo hiểm đã trở thành lẽ thường tình, và những phim nhỏ, nghiêm túc hay gây tranh cãi thường khó đến với người xem hơn so với 15, 20 hay 30 năm trước. Có lẽ 12 năm nô lệ sẽ đóng vai trò là lời nhắc đối với các điều hành hãng phim và nhà sản xuất rằng những phim khai thác chủ đề khó và truyền tải những tiếng nói khác nhau vẫn đáng để đầu tư. Việc Brad Pitt là nhà sản xuất và tham gia đóng một vai trong phim và hãng River Road Entertainment ủng hộ vụ đầu tư có phần rủi ro này đã hỗ trợ rất lớn cho bộ phim. Nhưng điều đáng nói chính là phim đã thành công cả về mặt tài chính lẫn làm phhong phú nền văn hóa điện ảnh của chúng ta. Phim cũng củng cố sâu thêm nhận thức lịch sử và giúp McQueen trở thành đạo diễn da đen đầu tiên làm được một phim đoạt giải phim xuất sắc nhất.

Chẳng ai mong đợi hay muốn Hollywood ngừng làm phim hành động và bom tấn. Và sự thật rằng không nhiều phim nhỏ có thể bù được chi phí sản xuất. Nhưng nhìn thấy một khán giả ngoài kia đi xem 12 năm nô lệ – và Dallas Buyers Club, bộ phim về cuộc chống chọi của một người đàn ông với bệnh AIDS, phải mất 20 năm mới lên được màn ảnh rộng và thu 25,3 triệu đôla trên một kinh phí chỉ 5 triệu. Phim có nhân vật chính là nữ cũng thường rất khó được làm, nhưng khi Cate Blanchett, đã đoạt giải diễn viên nữ chính xuất sắc nhất cho phim Blue Jasmine, phát biểu thẳng thắng lúc nhận giải rằng, người ta vẫn muốn ra rạp để xem phim về phụ nữ.

Trên: Diễn xuất của Lupita Nyong'o trong phim 12 năm nô lệ, vai diễn đã đưa cô đến với tượng vàng Oscar Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất tại lễ trao giải Oscar 2014 (ảnh dưới)
Cho nên nếu Hollywood ghi chép từ Oscars năm nay, họ sẽ nhận ra rằng phim hay, phức tạp vẫn đáng làm. Và đó chính là đề tài dễ chịu.

Dịch: © Nhật Nguyên @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Los Angeles Times


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi