Bình luận phim

The Bourne Legacy

10/08/2012

Làm thế nào tiếp tục theo dõi một loạt phim vừa mới kết thúc gần đây trong một cung cách làm hài lòng hoàn hảo? Đó là vấn đề đặt ra cho các nhà làm bộ ba phim Bourne đối mặt – một cú hat-trick phim đạt được kỳ công kép trong việc gây ấn tượng với giới phê bình lẫn khán giả, thu được gần 1 tỉ đôla doanh thu vé toàn cầu.

Giải pháp để thu hoạch thêm được tiền từ Bourne là một dạng tái khởi động, nhưng phải song song với câu chuyện gốc, tiết lộ rằng Jason không phải chỉ là siêu điệp viên trên sổ sách của C.I.A., và rằng Chương trình Treadstone là một trong số rất nhiều chương trình do chính phủ Mỹ tiến hành.

Phim bắt đầu bằng một hình ảnh quen thuộc với người hâm mộ The Bourne Identity – một cái xác bất động lềnh bềnh trên mặt nước, mà ở lần trước đó là một Jason Bourne bị thương và mắc chứng quên trôi giạt, lần này người đàn ông đó là Aaron Cross, và anh ta thâm nhập vùng nước băng giá Alaska do lựa chọn.

Diễn biến bắt đầu với Cross một mình giữa chốn đồng không mông quạnh, cố lấy lại chiếc hộp nhỏ từ chỗ nước đang đóng băng, làm văng ra tung tóe những viên thuốc bí ẩn, nhảy qua những khe núi nguy hiểm và thế nào đó lại chiến đấu một cách lố bịch với một đàn sói.

Cùng lúc đó ở Washington, tình thế của Bourne đang nóng lên, và chúng ta được giới thiệu gã đứng sau cái gã đứng sau cái gã Eric Byer trong hình dạng của Edward Norton. Giám đốc National Research Assay Group, Byer đã xây dựng rất nhiều chương trình này từ đầu chí cuối, với Cross là một thành viên trong số những thành viên ưu tú nhất của ông ta: chương trình Outcome, ở đó các điệp viên được đào tạo để sử dụng vào những điệp vụ đơn độc, nguy hiểm cao, dài hạn.

Những gián điệp này được cài sâu làm tay trong khắp thế giới, nhưng với những hoạt động của Bourne ở Supremacy và Ultimatum làm ảnh hưởng đến những chương trình khác và đe dọa làm lộ những phương pháp bất chính của họ với thế giới, Byer ra tay mạnh. Cross nhanh chóng bị buộc phải rút, lao vào cuộc chạy đua khắp toàn cầu chỉ với trí thông minh, phản ứng nhanh như chớp, và sự thành thạo các loại vũ khí và khả năng đấu đấu tay đôi của anh.

Cho tới giờ đã có ba phim Bourne, nhưng không như những phim đó, ký ức của Cross còn nguyên. Vì thế bí ẩn không phải ở tâm lý mà ở thể chất thì đúng hơn, vì Aaron nỗ lực để tìm ra chương trình Outcome đã làm gì với cả tinh thần và thể xác của anh khi anh đào thoát sự kiềm tỏa của chương trình này.

Vấn đề là người hùng của chúng ta điều tra tác dụng phụ của những viên thuốc màu xanh lá và màu xanh lơ kém thú vị xa so với một nhân vật phản diện tìm cách mở khóa bộ nhớ của mình và tìm lại nhân tính của anh ta.

Diễn hay như vốn thế, Jeremy Renner không là Matt Damon. Anh chưa bao giờ kém thuyết phục trong vai Aaron Cross, kiềm chế hành động và thể hiện một mức độ căng thẳng đáng kể. Nhưng anh hoàn toàn không có sức hấp dẫn của minh tinh điện ảnh đã làm cho Damon thú vị chết đi được và khiến bạn nhiệt tình ủng hộ Bourne bất chấp những việc kinh khủng anh ta đã làm.

Những cảnh hay nhất của Renner là với nhân vật Tiến sĩ Marta Shearing của Rachael Weisz, làm việc trong chương trình thiết kế hành vi làm sáng lên đôi chút cho tình thế khó khăn của anh. Tuy nhiên kiến thức này đặt cuộc sống của cô vào nguy hiểm, và cặp đôi sớm buộc phải cộng tác để cứu lấy mạng mình.

Nhưng trong lúc làm thành một bộ đôi gắn bó, hai người họ cũng chia sẻ nhiều cảnh có phần lóng ngóng trong đó Shearing phải giải thích một khoa học cực kỳ phức tạp cho Cross hiểu, và như một sản phẩm phụ với khán giả. Và The Bourne Legacy đầy rẫy những cảnh như thế, với những tay gián điệp mờ ám thường xuyên xồ ra để tóm tắt lại chuyện gì đã xảy ra ở những phim trước và tự tiện tham gia những cuộc trò chuyện rặt toàn giải thích để lý giải những mưu toan chính trị phức tạp ở phim này.

Đây là trường hợp thoại quá nhiều và không đủ hành động, vì Byers dành hết cảnh này đến cảnh khác quát tháo ra lệnh từ văn phòng hỗn loạn của ông ta khi tất cả những gì chúng ta muốn xem là Cross rơi vào tay bọn xấu.

Có lẽ đây là kết quả của việc biên kịch bộ ba phim trước Tony Gilroy – đã từng chỉ đạo các phim đầy đối thoại Michael ClaytonDuplicity – ngồi vào ghế đạo diễn phần phim này.

Tuy nhiên khi yếu tố hành động bùng lên căng thẳng, Gilroy xử lý một cách tự tin, hoàn toàn không so được với tiền nhiệm Paul Greengrass, nhưng ghìm lại nhiều cảnh.

Những cảnh nổi bật bao gồm cảnh ấn tượng trong đó Cross trèo lên một tòa cao ốc trong một cảnh quay duy nhất liền một mạch, và một cuộc rượt đuổi bằng môtô thót tim ở Manila.

Và mặc dù cuộc rượt đuổi nín thở trên mái nhà gợi nhớ nhiều phần phim Supremacy, Gilroy quả đã chuyển tải một khoảnh khắc điện ảnh gây ấn tượng sâu sắc trong một phòng thí nghiệm sợ chết khiếp hơn bất kỳ cảnh nào mà loạt phim này làm được từ trước đến giờ.

Nhưng ngoài một số khoảnh khắc khác thường như vậy, The Bourne Legacy cứ đều đều, kém thuyết phục và kém yếu tố giải trí hơn những phần trước.

Phim có nỗ lực mở rộng yếu tố thần thoại của loạt phim, nhưng là lắp ghép hơn là đẩy tới, phim không lôi cuốn như một câu chuyện tự thân có sức hấp dẫn.

Nếu đây mà là phim đầu tiên của một chuỗi phim nhiều phần, The Bourne Legacy là một phim giải trí ở những lúc không dính đến hành động, thể hiện những đối thoại sắc bén và diễn xuất hay hơn đa số phim cùng thể loại này.

Nhưng phim không ngừng nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta đang ở trong thế giới của Jason Bourne và dòng thời gian của anh, với Cross nối bước anh một cách ẩn dụ và có lúc hoàn toàn theo nghĩa đen.

Tất cả làm nên một trải nghiệm xem phim bực dọc khi bạn biết rằng những phim đó cao cấp hơn phim này về mọi phương diện và hình thức. Kết quả là phần bốn của loạt phim mới ra mắt này làm cho loạt phim có bốn phần và khiến bạn ước gì các nhà làm phim để di sản của Bourne được yên thân.

Đánh giá: 6/10 điểm

Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: IGN


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi